02/12/2019 09:24 GMT+7

Nguy cơ gãy xương tăng ở người bệnh chàm

BS LÊ ĐỨC THỌ (theo The Journal of Allergy and Clincal Immunology)
BS LÊ ĐỨC THỌ (theo The Journal of Allergy and Clincal Immunology)

TTO - Chàm thể tạng hay viêm da cơ địa là một bệnh da mãn tính, ngứa nhiều và bùng phát theo từng đợt. Bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện lúc trẻ nhưng có thể ảnh hưởng đến 10% người trưởng thành.

Nguy cơ gãy xương tăng ở người bệnh chàm - Ảnh 1.

Chàm đồng tiền - Ảnh: Dusbus.com

Bệnh chàm gây lo lắng căng thẳng, ngủ kém và làm giảm chất lượng cuộc sống. Người ta ghi nhận bệnh viêm da mãn tính có thể góp phần làm giảm mật độ khoáng xương, tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi. 

Các nhà nghiên cứu đã tìm cách kiểm tra xem bệnh chàm thể tạng có liên quan đến gãy xương hay không và liệu nguy cơ gãy xương có thay đổi theo mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm hay không.

Một nghiên cứu của Đài Loan cho thấy bệnh chàm thể tạng có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương hoặc gãy xương. Medscape Medical News cũng đã báo cáo về nguy cơ gãy xương cao có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh chàm và bệnh vẩy nến nặng.

Kinda E. Lowe - nhà nghiên cứu dịch tễ học tại Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh London, Vương quốc Anh và Trường Y tế công cộng Colorado, ở Aurora - cùng các cộng sự đã công bố ngày 19-11 trên tạp chí Dị Ứng Và Miễn Dịch Lâm Sàng báo cáo về sự gia tăng rõ ràng nguy cơ gãy xương hông, xương chậu, cột sống, cổ tay ở những người trưởng thành bị viêm da cơ địa, thậm chí còn cao hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh chàm dạng nặng. 

Nguy cơ gãy xương gia tăng không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, tiền sử hen suyễn và việc sử dụng corticosteroid đường uống.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu nghiên cứu những hồ sơ sức khỏe điện tử và nhập viện trong 18 năm tại Vương quốc Anh của 526.808 bệnh nhân người lớn (≥18 tuổi) mắc bệnh chàm và 2.569.030 bệnh nhân không bị bệnh chàm tham gia kiểm tra. 

Kết quả, so với những người đối chứng tương ứng không mắc bệnh chàm, bệnh nhân bị viêm da cơ địa có nguy cơ gãy xương cổ tay, gãy xương hông, gãy xương chậu, gãy cột sống cao hơn.

Những người mắc bệnh chàm nhẹ có nguy cơ gãy xương cột sống tăng 6% và những người mắc bệnh vừa phải tăng 22%. 

Trong khi đó, nguy cơ gãy xương tăng rất cao khi mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm gia tăng so với những người không mắc bệnh, đặc biệt ở những người bị bệnh chàm nghiêm trọng. Gãy cột sống tăng 109%, gãy xương chậu tăng 66%, gãy xương hông tăng 50%.

Giải thích các cơ chế có thể, các nhà nghiên cứu trích dẫn bằng chứng cho thấy các steroid tại chỗ điều trị bệnh chàm có thể được hấp thụ có hệ thống và do đó có thể góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương ở những bệnh nhân được điều trị bằng các tác nhân này. 

Những phát hiện nói trên cũng ủng hộ khuyến cáo năm 2017 của Hội đồng Eczema quốc tế rằng nên hạn chế sử dụng steroid toàn thân thường quy trong điều trị viêm da cơ địa.

Nguy cơ gãy xương cũng gia tăng ở những người đã trải qua liệu pháp quang học, hoặc đã được chăm sóc đặc biệt từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Những biến chứng nguy hiểm khi trồng răng thất bại Những biến chứng nguy hiểm khi trồng răng thất bại

TTO - Tỉ lệ thành công của phương pháp cấy ghép Implant là rất cao nếu được tiến hành phẫu thuật bởi bác sĩ giỏi và phòng khám nha khoa với trang thiết bị đầy đủ.

BS LÊ ĐỨC THỌ (theo The Journal of Allergy and Clincal Immunology)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: bệnh chàm gãy xương