Hầm đường bộ Hải Vân - công trình trọng điểm, huyết mạch giao thông của cả nước đang đứng trước nguy cơ dừng vận hành vì… hết tiền. 

Ngành điện lực đã phải "cầu cứu" lên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để giải quyết số nợ tiền điện hàng tỉ đồng của việc vận hành hầm này.

Nguy cơ đóng cửa hầm Hải Vân vì… hết tiền? - Ảnh 1.
Nguy cơ đóng cửa hầm Hải Vân vì… hết tiền? - Ảnh 2.

Công trình hầm đường bộ Hải Vân là công trình trọng yếu, huyết mạch giao thông của cả nước - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Công trình hầm đường bộ Hải Vân do Công ty Cổ phần quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân (Hamadeco) quản lý, vận hành.

Từ tháng 9-2018 đến nay, Hamadeco đang là con nợ của Điện lực quận Liên Chiểu, Đà Nẵng (thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng) với số tiền nợ hơn 2,6 tỉ đồng.

Dù đã nợ chồng nợ suốt 4 kỳ, ngành điện cũng đã 3 lần thông báo nhưng Hamadeco hiện không có khả năng thanh toán.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Điện lực quận Liên Chiểu cho biết theo quy định và hợp đồng thì sau 15 ngày thông báo tiền điện thì khách hàng phải thanh toán tiền điện, nếu không sẽ bị cắt điện.

Tuy nhiên, do là công trình hầm đường bộ Hải Vân là công trình trọng yếu của quốc gia nên ngành điện vẫn phải đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục dù tiền điện còn nợ lên tới tiền tỉ.

Nguy cơ đóng cửa hầm Hải Vân vì… hết tiền? - Ảnh 3.

Nhưng khoản nợ ngày một lớn trên đang khiến Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng gặp khó khăn, đã phải có văn bản kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Theo Điện lực Đà Nẵng, do đây là công trình đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến huyết mạch giao thông của cả nước nên Điện lực Đà Nẵng không thể ngừng cung cấp điện, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị liên quan thanh toán tiền điện mà Hamadeco đang nợ.

Nguy cơ đóng cửa hầm Hải Vân vì… hết tiền? - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Xuân Hưởng - Tổng giám đốc Hamadeco cho biết trước tháng 11-2015, kinh phí vận hành hầm đường bộ Hải Vân được cấp từ Ngân sách của nhà nước.

Từ tháng 11-2015, Hamadeco được chuyển về Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả nên chi phí vận hành do công ty này chi trả. Giữa Công ty CP đầu tư Đèo Cả và Hamadeco đã ký kết hợp đồng giao quản lý, vận hành và bảo dưỡng thường xuyên hầm đường bộ Hải Vân.

Suốt thời gian qua, dù Hamadeco đã đứng ra quản lý vận hành và bảo dưỡng hầm đường bộ Hải Vân nhưng đến nay công ty CP Đầu tư Đèo Cả mới thanh toán cho Hamadeco chi phí vận hành hầm đến quý I/2018.

"Từ ngày 30-8 đến nay chúng tôi đã có nhiều văn bản đề nghị công ty CP Đầu tư Đèo Cả thanh toán chi phí quản lý vận hành, bảo dưỡng hầm Hải Vân nhưng vẫn không có kết quả" - ông Hưởng cho biết.

Theo ông Hưởng, để đảm bảo việc vận hành hầm Hải Vân được thông suốt thì mỗi quý chi phí vận hành hầm khoảng 20 tỉ đồng, trong đó tiền điện chiếm 45-50%.

Trong khi số tiền hơn 40 tỉ đồng mà công ty CP Đầu tư Đèo Cả đang nợ Hamadeco hai quý vừa qua vẫn chưa được thanh toán, Hamadeco phải vay nợ ngân hàng để ứng chi trả cho các chi phí thường xuyên (lương công nhân, tiền điện…) nhưng hiện đã vượt khả năng chịu đựng của công ty này.

Theo ông Hưởng, hiện công ty vẫn đang cố gắng cầm cự nhưng dự kiến qua tháng 11, tháng 12 sẽ rất khó khăn.

"Nếu không có khả năng chi trả mà công nhân đình công thì khả năng phải dừng vận hành hầm Hải Vân" - ông Hưởng cho biết.

Nguy cơ đóng cửa hầm Hải Vân vì… hết tiền? - Ảnh 7.

Liên quan việc này, ông Phạm Minh Đức - phó tổng giám đốc công ty CP đầu tư Đèo Cả lý giải: Từ ngày 1-1-2016, công ty tiếp nhận và chịu trách nhiệm chi trả chi phí quản lý, vận hành hầm Hải vân.

Theo phương án ký kết với với Bộ Giao thông vận tải, sau khi hoàn thành giai đoạn 1 dự án sửa chữa nâng cấp hầm Hải Vân 1 (sửa chữa, cải tạo mặt đường 25km trên tuyến đường đèo với kinh phí 1.200 tỉ đồng) vào tháng 8-2017 thì công ty được đặt trạm thu phí Nam Hải Vân để hoàn vốn.

Nhưng do thu phí dự kiến này chỉ cách trạm thu phí Phước Tượng - Phú Gia (thuộc dự án hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia tại Thừa Thiên Huế) khoảng 12km, không đảm bảo quy định nên Bộ GTVT đã quyết định bỏ trạm thu phí Nam Hải Vân. Đồng thời, Bộ quyết định cho thu gộp phí của dự án trên vào Trạm thu phí Phước Tượng - Phú Gia.

Tuy nhiên, việc thu gộp này lại ưu tiên hoàn vốn cho hầm Phước Tượng - Phú Gia là 19 năm nên theo quyết định của Bộ GTVT vào tháng 6-2018 thì mỗi năm công ty CP đầu tư Đèo Cả chỉ được phân bổ 10 tỉ đồng từ việc thu phí của Trạm Phước Tượng - Phú Gia

Theo ông Đức, với việc không cho đặt trạm thu phí mà nguồn phí phân bổ chỉ 10 tỉ đồng/năm thì công ty không có nguồn thu để chi trả kinh phí vận hành cho Hamadeco. Công ty đã kiến nghị Bộ GTVT xem xét, có hướng tháo gỡ.

Nguy cơ đóng cửa hầm Hải Vân vì… hết tiền? - Ảnh 8.

Ngày 11-9-2018, Bộ GTVT đã có văn bản giải quyết vướng mắc tại phương án tài chính dự án, trong đó có hầm Hải Vân.

Ngày 12-1-2016, Trạm thu phí Nam Hải Vân đã được Thủ Tướng Chính phủ chấp thuận cho xây dựng để thu phí cho dự án sửa chữa nâng cấp hầm Hải Vân 1.

Tuy nhiên trong quá trình rà soát, đánh giá tác động của việc đặt trạm thu phí, Bộ GTVT nhận thấy tại phía Bắc hầm Hải vân hiện đã có trạm Phước Tượng - Phú Gia thu phí hoàn vốn cho dự án BOT hầm Phước Tượng - Phú Gia tương đối gần, chỉ cách 12km.

Nếu đặt thêm trạm thu phí Nam Hải Vân, người qua hầm sẽ bị đóng phí 2 lần, kéo dài thời gian lưu thông nên có thể gây bức xúc. 

Vì thế, Bộ GTVT đã phối hợp chủ đầu tư hầm Phước Tượng - Phú Gia và công ty CP đầu tư Đèo Cả nghiên cứu và chọn phương án sử dụng chung trạm thu phí Phước Tượng - Phú Gia.

Nguy cơ đóng cửa hầm Hải Vân vì… hết tiền? - Ảnh 9.
ĐOÀN CƯỜNG
AN BÌNH
29/10/2018
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên