Thứ 5, ngày 25 tháng 2 năm 2021
Người tiêu dùng Mỹ chuyển thói quen sang mua sắm trực tuyến
Ngày vàng mua sắm Black Friday dường như đang “giảm nhiệt” đối với người tiêu dùng Mỹ khi ngày càng nhiều người không muốn phải chen chúc trong đám đông để chọn đồ, và thay vào đó là ngồi tại chỗ “nhấp chuột”.
Tại Mỹ, thói quen tiêu dùng đã thay đổi trong thời gian gần đây, cùng với chi tiêu tiêu dùng được dự đoán sẽ không tăng trong tương lai gần, là những yếu tố ảnh hưởng không chỉ đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn tác động tới đà tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.
Chi tiêu tiêu dùng yếu ớt và hiện đóng góp 68,8% trong GDP của Mỹ là nguyên nhân chính khiến nhịp độ tăng trưởng kinh tế Mỹ liên tục ở các mức thấp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Điều đáng chú ý là thứ nhất xu hướng trong chi tiêu tiêu dùng cho thấy sự chuyển hướng rõ ràng từ mua sắm ở cửa hàng sang mua sắm trực tuyến.
Theo số liệu của Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF), số người Mỹ đi mua sắm dịp cuối tuần sau Lễ Tạ ơn đã giảm 1/3 trong vòng ba năm trở lại đây, từ 147 triệu người năm 2012 xuống còn 102 triệu người năm 2015. Lý do là người tiêu dùng còn chờ các đợt khuyến mãi trực tuyến diễn ra sau đó.
Ngày vàng mua sắm Black Friday dường như đang “giảm nhiệt” đối với người tiêu dùng khi ngày càng nhiều người không muốn phải chen chúc trong đám đông để chọn đồ, và thay vào đó là ngồi tại chỗ “nhấp chuột”.
Thứ hai, tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu tiêu dùng. Nguyên nhân một phần do việc làm đã rơi vào tay của lao động giá rẻ ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ. Vì vậy, các hộ gia đình đã cắt giảm chi tiêu và gia tăng tiết kiệm.
Điều này cũng khiến cho niềm tin của người tiêu dùng suy giảm, vì người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn khi họ cảm thấy tự tin về khả năng kiếm được một công việc có thu nhập cao hơn.
Thứ ba, ngày nay, người tiêu dùng luôn "đòi hỏi" mua hàng hóa và dịch vụ với giá thấp hơn, phần lớn nhờ sự phát triển của công nghệ. Nếu khách hàng có thể mua một chiếc TV hiện đại hơn vào năm tới với cùng một mức giá như mẫu ra mắt vào năm nay, họ sẽ sẵn lòng chờ đến năm sau mới mở hầu bao.
Thứ tư là xu hướng mua hàng tiết kiệm. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, người tiêu dùng luôn muốn "săn" giá rẻ nhất có thể. Điều này đã từng là yếu tố tạo nên cho thành công của Walmart và các cửa hàng đồng giá.
Thế nhưng, ngay cả khi nền kinh tế bắt đầu hồi sức, một điều thú vị xảy ra là người tiêu dùng không trở lại với các cửa hàng chính hãng, mà họ chỉ cần mua các sản phẩm “đủ tốt”. Họ thậm chí sẵn lòng đi xa để mua được một sản phẩm đáng đồng tiền với một mức giá hợp lý.
Thu nhập không tăng, cùng với đó là kỳ vọng ngày càng cao về việc giá giảm nhưng giá trị tăng sẽ "tàn phá" các doanh nghiệp lựa chọn một trong hai chiến lược chi phí thấp hoặc giá trị cao. Thay vào đó, họ phải đồng thời đáp ứng cả hai yêu cầu trên.
Những doanh nghiệp không nắm được nguyên tắc này sẽ mãi mãi đánh mất khách hàng của mình. Không phải cửa hàng giá rẻ nào cũng ăn nên làm ra, bởi nếu họ không đem đến giá trị cho khách hàng thì họ sẽ thất bại.
Điều này cũng không có nghĩa là các cửa hàng bán giá cao sẽ làm ăn thất bát, chừng nào khách hàng cảm thấy họ mua được một món hàng có giá trị so với mức giá của nó.
-
TTO - 117.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam vào ngày 24-2. Đây là sự kiện đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, qua đó mở ra cơ hội 'phủ sóng' vắc xin ngừa COVID-19 trong toàn dân.
-
TTO - Từ hôm nay, Tuổi Trẻ phát động chương trình "Cùng Tuổi Trẻ góp vắcxin COVID-19" để tạo thêm nguồn lực tài chính trang trải cho chi phí về vắcxin và tiến tới bảo đảm đủ vắcxin để phòng chống dịch bệnh lâu dài cho toàn dân.
-
TTO - Ngành y tế đề nghị cần sớm xã hội hóa vắc xin để mở rộng việc tiếp cận vắc xin của người dân. Ngoài ra, chiến lược “vắc xin + 5K” cần được thực hiện hiệu quả, không vì có vắc xin mà chủ quan, phải có thứ tự ưu tiên.
-
TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp ngay trong tháng 2 này, trong đó yêu cầu xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ mới 'không có Trung Quốc' bằng cách bắt tay với nhiều nước khác.
-
TTO - Phổi thủng như tổ ong, thở như cá mắc cạn, cơ thể cắm đầy thiết bị xâm nhập... là nỗi thống khổ mà hàng triệu bệnh nhân COVID-19 trải qua trước khi trút hơi thở cuối cùng, theo lời kể của bác sĩ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận