09/07/2004 16:41 GMT+7

Người Thái VN sẽ có chữ viết riêng

Theo Nông thôn ngày nay - ND
Theo Nông thôn ngày nay - ND

Lần đầu tiên, người Thái ở Tây Bắc sẽ có một bảng chuẩn về ngôn ngữ viết. Đó là kết quả của đề tài nghiên cứu "Ứng dụng bộ chữ Thái Việt Nam thống nhất" của nhà nghiên cứu Cầm Trọng - chủ nhiệm chương trình Thái học (Trung tâm nghiên cứu VN và Giao lưu văn hóa, Đại học Quốc gia, Hà Nội).

jc646UEk.jpgPhóng to
Hội Tung còn của dân tộc Thái
Lần đầu tiên, người Thái ở Tây Bắc sẽ có một bảng chuẩn về ngôn ngữ viết. Đó là kết quả của đề tài nghiên cứu "Ứng dụng bộ chữ Thái Việt Nam thống nhất" của nhà nghiên cứu Cầm Trọng - chủ nhiệm chương trình Thái học (Trung tâm nghiên cứu VN và Giao lưu văn hóa, Đại học Quốc gia, Hà Nội).

* Ý tưởng xây dựng bộ chữ Thái VN thống nhất bắt nguồn từ đâu, thưa ông?

- Nhà nghiên cứu Cầm Trọng: Tiếng Thái ở VN đang trên đà mai một. Và nếu cứ tiếp tục như hiện nay, chắc chắn tiếng Thái sẽ trở thành tử ngữ.

Trong lịch sử, dân tộc Thái ở VN có 10 bộ chữ, bao gồm tám bộ mẫu tự cổ dựa trên tự dạng Sanscrit khác nhau về cấu tạo, một bộ chữ Thái thống nhất - cải tiến và bộ chữ phiên âm bằng chữ quốc ngữ. Thế nhưng ngoại trừ bộ chữ quốc ngữ, chín bộ chữ trên đều không tiện dụng để ghi âm tiếng Thái.

Một dân tộc thiểu số có số dân lớn thứ hai ở VN (1.328.725 người) mang tiếng có chữ viết từ cách đây trên dưới ngàn năm. Thế nhưng rút cục đến ngày nay vẫn chưa có một bộ chữ nào thật nghiêm chỉnh để có thể ghi chép được tiếng mẹ đẻ của mình một cách chính xác!

* Vậy "bộ chữ Thái Việt Nam thống nhất"của ông dựa trên cơ sở khoa học nào?

- Tiếng Thái thuộc nhóm Tai Tây Nam, dòng Tai, ngữ hệ Tai Ka Đai. Tiếng Thái ở VN bao gồm nhiều biến thể địa phương (thổ ngữ, phương ngữ) và ít nhất có bốn nhóm phương ngữ chính: Thái Đen, Thái Trắng, Thái Đỏ, Thái Do.

Đặc điểm của chữ Thái là loại chữ ghép vần chứ không theo hệ thống tượng hình như kiểu chữ Hán.

Tuy nhiên, khác với chữ La tinh, phụ âm của chữ Thái chỉ biểu thị một ký hiệu, không có ký hiệu ghép như ph, tr, ch... và đọc theo vần o, thí dụ b đọc là bo. Mỗi phụ âm có hai cách viết khác nhau để biểu thị một dấu thanh chuẩn. Tất cả các nguyên âm cũng chỉ có một ký hiệu, không có trường hợp ghép nguyên âm như ia, iê, ua, ưa...

Với bộ chữ Thái Việt Nam thống nhất, về mặt ngữ âm, chúng tôi dựa trên thổ ngữ có đầy đủ các nguyên âm và phụ âm tồn tại trong các thổ ngữ khác. Về mặt văn tự, bộ chữ Thái Việt Nam thống nhất có nhiều ưu thế về tính khoa học, ở chỗ các ký tự đều được ghi thành hàng ngang, không có ký tự nọ chồng lên ký tự kia như trong mẫu tự Thái cổ.

* Việc phố biến chữ Thái Việt Nam thống nhất hiện nay như thế nào?

- Chúng tôi đã biên soạn được tập sách Tài liệu học chữ Thái Việt Nam thống nhất (30 trang), sách Tập đọc (30 trang), sách Hướng dẫn giáo viên (30 trang) và soạn chuyển thể từ chữ Thái cổ sang chữ Thái Việt Nam thống nhất tác phẩm cổ điển Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu) gồm 1.845 câu thơ để học viên sau khi biết đọc biết viết có thể dùng làm tài liệu củng cố kiến thức.

Từ 1-6 đến 1-10-2003, khi đề tài chưa được nghiệm thu, chúng tôi đã mạnh dạn ứng dụng thực tiễn chữ Thái Việt Nam thống nhất vào dạy thí điểm 94 học viên là cán bộ chủ chốt và giáo viên phổ thông trong huyện Mai Châu (Hòa Bình). Kết quả, việc sử dụng mẫu tự Thái Việt Nam thống nhất để ghi âm tiếng Thái Trắng Mai Châu hoàn toàn thuận lợi.

Theo Nông thôn ngày nay - ND
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên