Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Nhiếp ảnh gia Cat Vinton của báo Anh Guardian đã theo cuộc hành trình một năm của cô Alienor Le Gouvello để trải nghiệm du lịch bụi đầy thú vị và ghi lại vẻ đẹp khung cảnh hoang dã dọc theo tuyến đường mòn quốc gia dài nhất nước Úc (Bicentennial National Trail, BNT).
Cô Alienor Le Gouvello (32 tuổi, mang quốc tịch Pháp và đến định cư Úc từ năm 11 tuổi) có nhiều cuộc phiêu lưu đáng mơ ước so với các bạn cùng lứa tuổi.
Từ thời trẻ, cô Alienor Le Gouvello đã đam mê du lịch và khám phá. Năm 22 tuổi, cô cùng chú ngựa khám phá vùng hoang dã Mông Cổ và du lịch bằng xe máy từ Siberia đến Paris.
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Vào năm 2015, cô thực hiện cuộc hành trình dài nhất của mình cùng với 3 chú ngựa và 1 chú chó. Hành trình của cô xuyên qua BNT dài 5.330km, bắt đầu từ thị trấn Healesville ở bang Victoria và kết thúc tại thị trấn Cooktown, bang Queensland, Úc.
Từ khi mở cửa phục vụ du lịch năm 1988 đến nay chỉ có 35 người trải nghiệm hoàn thành tuyến đường hoang dã này. Le Gouvello là người phụ nữ thứ hai hoàn thành chuyến đi và là người duy nhất cùng ngựa đi kết thúc cuộc hành trình.
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
"Tôi thích làm những công việc thiện nguyện xã hội và giúp đỡ trẻ em tại những vùng xa xôi, đây cũng là cách để tôi phiêu lưu đây đó và sống có ý nghĩa vì cộng đồng tại các nơi hẻo lánh" - cô Le Gouvello nói.
Cô cho biết đã dành 9 tháng huấn luyện 3 chú ngựa Roxanne, Cooper và River được mua từ công viên Guy Fawkes River ở bang New South Wales. Cả 3 chú ngựa đều khỏe mạnh, không bị bất cứ thương tích nào khi kết thúc cuộc hành trình tại Cooktown.
Tuyến đường BNT men theo chân dãy núi the Great Dividing Range và các vách đá The Great Escarpment nằm ở phía đông nước Úc. Khác với 3 chú ngựa, chú chó Fox, ‘người bạn’ thân nhất của cô tham gia được một phần cuộc hành trình. Vào những đoạn km cuối cuộc hành trình, chú chó Fox bị viêm khớp và cô Le Gouvello đã mang chú chó trên vai.
"Tôi sẽ rất nhớ Fox nếu như không có chú cạnh bên bầu bạn với tôi trong lều trại, trong khi các chú ngựa quá khổ để có thể chui vào lều" - cô Le Gouvello chia sẻ.
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Đoạn đầu cuộc hành trình tại bang Victoria, đường dốc và hiểm trở, nhưng các chú ngựa vẫn lên xuống dốc một cách phi thường. Trên đường đi cô gặp nhiều trang trại của nông dân và có nhiều dây kẽm gai giăng ngang để bảo vệ mùa màng. Cô phải dừng lại dùng kiềm để gỡ dây kẽm gai này và nối lại chỗ cũ cho người nông dân sau khi vượt qua.
Ngoài ra, thức ăn và nước uống trong cuộc hành trình là một thách thức thật sự. Cô Le Gouvello phải tìm nước uống cho các chú ngựa và chó, có khi phải di chuyển xa hơn 1km mỗi ngày để tìm con sông lấy nước cho chúng.
Khi trời tối cô có thói quen là nhóm lửa sưởi ấm, chải lông ngựa và ôm ấp chú chó sau khi ăn bữa tối. Vào một đêm, chú chó Fox có tâm trạng lo lắng hiện rõ. Le Gouvello chưa hiểu chuyện gì xảy ra và khi quan sát kỹ hơn cô thấy một con rắn giữa hai chân mình. Thì ra nó trườn tới để tận hưởng hơi ấm của ngọn lửa. Ngay lập tức cô dùng thanh củi hất con rắn vào đống lửa.
"Tôi không muốn giết bất cứ con vật nào, nhưng con rắn này gây nguy hiểm khi xuất hiện ở trại của tôi" - cô Le Gouvello nói.
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Trên đường đi, cô bắt gặp nhiều động vật có túi đặc hữu của Úc như chuột túi kangaroo, chuột túi wallaby, gấu túi wombat và các loài chim.
"Những con ngựa hoang dã chưa được thuần hóa xuất hiện nhiều tại các vùng đồng cỏ dọc theo cuộc hành trình, chúng là mối đe dọa với các chú ngựa của tôi" - cô Le Gouvello cho biết thêm.
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
"Có những thời điểm khó khăn trên cuộc hành trình, tôi gặp những người lạ nhưng có tấm lòng sẵn sàng giúp đỡ tôi. Tôi gọi họ là những thiên thần tốt bụng" - cô Le Gouvello tâm sự.
Trong đoạn cuối cuộc hành trình, cô Le Gouvello bị sốt do muỗi cắn truyền virus Ross River.
"Một chuyến đi đòi hỏi sự bền bỉ về thể chất, do đó tình trạng bệnh sốt thật sự gây khó chịu cho tôi, nhưng tôi quyết tâm gượng dậy và không từ bỏ cuộc hành trình" - cô Le Gouvello kể lại.
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Cô nhập viện 2 lần và sau đó đều trở lại tiếp tục cố gắng cưỡi ngựa trong sự mệt mỏi đến gần kiệt sức. Nhưng niềm vui như vỡ òa khi cô đến điểm cuối là thị trấn Cooktown, hoàn thành tuyến đường mòn dài nhất thế giới.
"Tôi thán phục và cảm ơn 3 chú ngựa luôn sát cánh bên tôi trong suốt hành trình, đặc biệt là trong những tuần cuối tôi bị sốt khi về đích" - cô Le Gouvello chia sẻ.
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Ảnh: Cat Vinton/Guardian
Cuộc hành trình của cô Le Gouvello được ghi lại trong cuốn sách sắp được xuất bản ‘Wild at Heart’ (Trái tim nơi hoang dã).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận