Sự xuất hiện của Vân Dung ở Người phán xử tiền truyện tập 4 chưa tạo được sự hấp dẫn
Được tiếp nối bởi Người phán xử - bộ phim từng gây sốt trên màn ảnh nhỏ của VTV3 năm 2017, Người phán xử tiền truyện lần ngược trở về quá khứ, thời điểm trước khi phim Người phán xử diễn ra. Người phán xử tiền truyện tập 4 là tập cuối đã phát nhưng tranh cãi chưa hết.
Trong thời điểm này nổi lên hai nhóm Đồng "cá ngão" và Long "bá đạo". Cả hai tìm cách thâu tóm khu mỏ và tìm đến ông trùm phân xử…
Đây là sản phẩm dài tập đầu tiên do VFC sản xuất, chỉ đưa lên online chứ không phát sóng trên truyền hình. Sự ảnh hưởng của Người phán xử đã khiến cho khán giả háo hức về phần tiếp theo này. Ngay khi tập 1 ra mắt, quá nhiều người xem gây nghẽn mạng thường xuyên.
Ông Trùm Phan Quân và con trai Phan Hải trong phim Người phán xử tiền truyện
Có thể thấy, trong 20 phút mỗi tập, Người phán xử tiền truyện không thiếu cảnh đánh nhau, máu me và gái đẹp…Trong đó, nổi bật vẫn là Phan Hải (Việt Anh hóa thân) con trai của ông Trùm Phan Quân.
Độ ăn chơi, mê gái và khùng điên của nhân vật này được đẩy lên mức tối đa. Những câu thoại của nhân vật này khiến nhiều người buồn cười. Còn vai trò ông trùm khá nhạt nhòa, không thể hiện được sự đẳng cấp như trong phim phát trên VTV.
Trên trang fanpage của Người phán xử, nhiều ý kiến khán giả bày tỏ ý kiến trái chiều, người khen, nhưng không ít lời chê về bộ phim này.
Cheeng Giang cho biết: "Phim hài. Xem không biết chán". Còn Ngọc Tuấn nhận xét:" Xem có vẻ cụt cụt", Phạm Tiến Dũng cho rằng: "Vớ vẩn, chả ra sao cả". Thậm chí Haison Nguyen nhận xét: "Sai lầm nhất của đạo diễn là có phần hai lơ lửng như này, thật sự rất chán…"
Dù khen hay chê, khán giả xem phim cũng nhận ra rằng: Người phán xử tiền truyện pha một chút hài, hành động nhưng dành khá nhiều cho việc… quảng cáo một khu du lịch nghỉ dưỡng.
Trailer Người phán xử tiền truyện
Về điều này đạo diễn Khải Anh, người đảm nhiệm thực hiện Người phán xử tiền truyện lý giải: "Chúng tôi phải xin kinh phí, khi có kinh phí rồi thì mới sản xuất được, chứ chúng tôi không thể tự bỏ tiền ra làm được. Có thể với khán giả Việt Nam đây là cách tiếp cận mới, còn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc họ đều có nhà tài trợ riêng mới có thể làm phim. Thậm chí trong một số phim diễn viên phải nói hẳn điều gì đó của sản phẩm ra chẳng hạn, đây là ý đồ của nhà tài trợ và họ yêu cầu phải làm như vậy."
Còn về những phản ứng của khán giả, đạo diễn cho rằng: "Theo tôi một bộ phim có ý kiến trái chiều là thành công. Nếu phim chỉ có ý kiến một chiều thì người xem chỉ tải phim đó trong một tuần. Còn phim gây trái chiều với khán giả họ có thể xem phim trong một tháng.
Mục đích của chúng tôi khi sản xuất Người phán xử tiền truyện là để phát trên online. Đối đối tượng hạn chế hơn, tập trung vào người đã trưởng thành. Phim về xã hội đen, thế giới ngầm nên lời nói đúng với bản chất và tạo hình của họ.
Đương nhiên phim đã hạn chế tối đa không để bất cứ lời nào quá lố, cưỡng ép. Tôi tin Người phán xử tiền truyện xem thật hơn, có đời sống hơn chứ không giả tạo theo kiểu thoại xưng "tớ", đánh nhau kiểu vuốt má hoặc cà khịa".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận