![]() |
Các kỹ sư trẻ vận hành mô hình dây chuyền băng tải tự động phục vụ giảng dạy tại Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và tự động hóa của Công ty TNHH Thiên Việt Kỹ Thuật ở Khu công nghệ cao TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM |
- Cũng như những đại hội trước, Ban Chấp hành trung ương khóa này sẽ giới thiệu danh sách ứng cử viên để đại hội bầu vào Ban Chấp hành trung ương khóa tới. Ngoài danh sách do trung ương giới thiệu, các đại biểu sẽ giới thiệu thêm một số ứng viên khác. Có ý kiến đề nghị lập hai danh sách: một do trung ương chuẩn bị và một do đại biểu đề cử tại đại hội. Tuy nhiên, điều này phải được thực hiện theo quy chế bầu cử Ban Chấp hành trung ương do đại hội thông qua.
* Thưa ông, làm thế nào để đại biểu có đủ thông tin chọn lựa người ưu tú vào Ban Chấp hành trung ương, đặc biệt là đối với những người trong danh sách do trung ương giới thiệu?
![]() |
Ông Lê Quang Thưởng |
* Theo ông, quy trình làm nhân sự như vậy có đảm bảo chọn được người xứng đáng vào bộ máy lãnh đạo cao nhất của Đảng?
- Tôi biết danh sách trung ương giới thiệu ra đại hội đều qua sàng lọc, đã thể hiện được sự tín nhiệm của đảng viên, cán bộ ở địa phương và cơ sở với những mức độ khác nhau. Đại biểu cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn những người đủ chuẩn, xứng đáng nhất để bầu vào các cơ quan lãnh đạo.
* Trong góp ý văn kiện cho Đại hội XI, có ý kiến đề nghị ngăn ngừa tình trạng thân quen trong công tác nhân sự. Từ ý kiến đó cùng với thâm niên trong công tác tổ chức Đảng, ông thấy thực tế vấn đề này như thế nào?
- Thông thường những người lãnh đạo đất nước đều có trách nhiệm bồi dưỡng người kế tục mình, gồm cả chuẩn bị rộng rãi trong Đảng, trong dân cũng như từ những người trẻ thuộc gia đình truyền thống cách mạng, con em cán bộ lãnh đạo. Điều đó đúng nếu nhân sự được giới thiệu thật sự xứng đáng. Người nào không đủ năng lực, phẩm chất mà cố đưa lên sẽ có nhiều ý kiến không đồng tình là lẽ đương nhiên. Ý kiến này khác có thể có mặt đúng, có thể chưa đúng. Điều này thuộc trách nhiệm của các cấp ủy nếu để điều đó xảy ra trong thực tế.
* Các đại hội trước đã cảnh báo nạn chạy chức chạy quyền, đến đại hội này vấn đề đó lại tiếp tục được nêu ra trong khi cán bộ trẻ lại chưa chọn đủ. Theo ông, vì sao vậy?
- Có lẽ do sự tác động ngày càng mạnh mẽ hơn của mặt trái cơ chế thị trường. Bây giờ đúng là có hiện tượng chạy chức chạy quyền, dùng quà cáp để tranh thủ lãnh đạo ủng hộ mình hoặc bằng cách ưu đãi nhà đất, bố trí việc làm cho con cái cán bộ lãnh đạo. Khi làm việc ở Ban Tổ chức trung ương, chúng tôi đã nhận thấy hiện tượng này. Khi thấy quà cáp có tính vụ lợi, chạy chọt, chúng tôi dứt khoát không nhận, phải nói lại họ rút kinh nghiệm, không được làm như vậy.
* Nhưng thưa ông, do cơ chế thị trường hay do đạo đức cán bộ?
- Có cả vấn đề đạo đức nữa. Đúng là người dùng quà cáp để chạy chức chạy quyền và người cán bộ lãnh đạo nhận quà cáp có tính vụ lợi là vi phạm vào tiêu chuẩn đạo đức cán bộ.
* Theo ông, khắc phục tình trạng này bằng cách nào?
- Chỉ có thể tránh được nếu cán bộ lãnh đạo thật sự liêm khiết. Phải chọn ra người đứng đầu liêm khiết, sáng suốt. Người đứng đầu nghiêm thì nói được cấp dưới, còn trên không nghiêm thì dưới loạn. Ngày xưa Cụ Hồ và nhiều cán bộ lãnh đạo liêm chính thì người dưới quyền có dám làm sai đâu. Người nào tham nhũng bị xử lý kỷ luật nặng ngay.
* Thưa ông, cơ chế hiện nay có chọn được người ưu tú vào đội ngũ lãnh đạo?
- Phải làm quy hoạch cán bộ để chuẩn bị cán bộ. Phải dân chủ trong lựa chọn, giới thiệu nhân sự để phát hiện người tài đức. Phải bổ sung quy hoạch thường xuyên, sớm phát hiện, đưa những người trẻ tuổi, đủ tiêu chuẩn, có triển vọng từ cấp dưới vào quy hoạch. Không nên cứng nhắc, đừng câu nệ rằng đã chọn rồi, không có chỗ đưa người trẻ vào. Bây giờ cứ “tuần tự nhi tiến” thì lãnh đạo cấp cao càng có nhiều người lớn tuổi.
* Nhưng như vậy sẽ phụ thuộc vào người làm quy hoạch hơn là sự tín nhiệm của người dân?
- Người được đưa vào quy hoạch phải được tín nhiệm, phải là những người nổi lên trong công việc, trong hành động. Người lãnh đạo phải có “sản phẩm”, có dấu ấn rõ rệt của mình trong công việc. Những người như thế được cất nhắc mới tốt. Còn nếu được nhiều phiếu vì không thấy có khuyết điểm, không xung đột với ai... mà đưa lên thì không có hiệu quả. Người giỏi thì ít nhất phải được tập thể cơ quan và đa số nhân dân thừa nhận.
* Để bảo đảm có được lãnh đạo trẻ ưu tú cho đất nước trong tương lai, theo ông, cần phải chuẩn bị như thế nào?
- Theo tôi, phải có ba biện pháp. Thứ nhất, phải thực hiện tự phê bình và phê bình thực chất trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, tránh nói nhiều ưu điểm hơn khuyết điểm hay làm chiếu lệ. Phải kết hợp kiểm điểm công việc chung với nhận xét trách nhiệm của từng người. Biểu dương người làm tốt, thẳng thắn phê bình người có khuyết điểm. Đây là cơ sở để nhận xét, đánh giá, lựa chọn cán bộ. Thứ hai, phải nghe dân, dựa vào dân một cách thực tâm bằng những biện pháp thích hợp để tìm hiểu cán bộ ở nơi công tác, nơi sinh sống. Thứ ba, phải đánh giá rút kinh nghiệm quy hoạch cán bộ, đưa những người không đủ chuẩn khỏi quy hoạch, bổ sung ngay nhân tố mới xuất hiện, nhất là cán bộ trẻ và ở các cấp dưới.
Tôi cho rằng cán bộ chủ chốt phải trực tiếp làm công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ, không quá lệ thuộc vào sự chuẩn bị của các cơ quan tham mưu. Trong chiến lược cán bộ phải hết sức chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cả trong trường lớp lẫn trong hoạt động thực tiễn.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần này, tôi cũng như các đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận mong muốn lãnh đạo nhiệm kỳ mới trẻ hơn, nhiều nữ hơn. Theo tôi, việc xem xét lựa chọn cán bộ cần cân nhắc giữa bằng cấp và năng lực, trong đó chú trọng năng lực thực tiễn, giữa quyền hạn và trách nhiệm, giữa tiêu chuẩn và cơ cấu. Nhưng không nên vì cơ cấu mà coi nhẹ tiêu chuẩn hoặc ngược lại. Với tôi, những loại cán bộ sau nếu nhận diện ra, dứt khoát không chọn, đó là: có biểu hiện cơ hội, nói không đi đôi với làm. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn gần dân, đồng cảm với những bức xúc của cộng đồng dân cư cũng là một trong những tiêu chuẩn để xem xét lựa chọn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận