Phóng to |
Thăm dò trên tuoitre.vn |
Cả với phương án 1 (thi 8 môn) hay phương án 2 (thi 5 bài tổng hợp từ 8 môn học) hoặc phương án 3 (thi 4 bài, tổng hợp từ 11 môn học), môn ngoại ngữ đều là môn hoặc bài thi độc lập và nằm trong số các môn thi tối thiểu bắt buộc để xét tốt nghiệp THPT, đồng thời sử dụng kết quả để tuyển sinh vào các trường có yêu cầu kiểm tra kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ.
Bà Nguyễn Thị Minh Giang, giám đốc Sở GD- ĐT tỉnh Kiên Giang, bày tỏ băn khoăn học sinh trong tỉnh phần đông thuộc các gia đình làm nông nghiệp, có một bộ phận đáng kể ở vùng sâu, vùng xa khó khăn... Chương trình học và thi cử cần tính toán để có thể hỗ trợ các em trong nghề nghiệp tại địa phương sau này. Vì thế việc thi bắt buộc ngoại ngữ là không cần thiết và khó khăn cho người học. Bà Giang cho rằng “chỉ nơi nào đủ điều kiện và thật sự cần cho người học thì mới nên thi ngoại ngữ”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định: “Với những học sinh, học viên không được học hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn ngoại ngữ, chỉ phải thi các môn thi/bài thi ứng với mỗi phương án (gồm 2 môn thi/bài thi bắt buộc và 1 môn thi/bài thi tự chọn). Như vậy học sinh, học viên thuộc diện trên cũng không cần phải thi môn thay thế cho môn ngoại ngữ như quy định đã làm trước đây ở kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm. Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo tích cực chuẩn bị các điều kiện để xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc gia để tổ chức thi nhiều đợt trong năm. Khi đó, các thí sinh có thể đăng ký thi nhiều đợt trong năm, vào thời gian phù hợp, kết quả các lần thi này được sử dụng trong xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ".
Trước ý kiến còn ngần ngại về việc đưa ngoại ngữ thành môn thi bắt buộc sẽ gây khó cho học sinh tỉnh nghèo với điều kiện dạy và học còn nhiều hạn chế, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định thi ngoại ngữ bắt buộc là một thông điệp cho toàn xã hội. “Có những người ví von bây giờ mà không biết ngoại ngữ giống như ra trận mà không có súng. Chúng ta phải định hướng để con cháu chúng ta học, nhưng thi ngoại ngữ bắt buộc không có nghĩa là bắt ngay các cháu ở miền núi cũng thông thạo như các cháu ở Hà Nội hay TP.HCM”.
Còn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chia sẻ có ý kiến yêu cầu đưa ngoại ngữ thành môn thi bắt buộc ngay, có người lại nói phải từ từ, nhưng việc triển khai cụ thể nhất thiết phải tính toán dựa trên điều kiện bảo đảm cho việc triển khai mà điều kiện ở Việt Nam thì còn quá nhiều chênh lệch. Ông Luận nhận định cái khó của người thiết kế chính sách là làm sao để không bị chặn, không khiến người cao lớn phải cúi lom khom, phải bò vì trần quá thấp, nhưng cũng không làm người thấp trèo lên cũng không tới được.
Mời bạn đọc tham gia diễn đàn Bạn đọc quan tâm vui lòng gửi bài tham gia diễn đàn về giaoduc@tuoitre.com.vn hoặc báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM (vui lòng ghi rõ bài tham gia diễn đàn, địa chỉ, tài khoản ngân hàng...). Diễn đàn sẽ đăng tải các ý kiến bạn đọc trên nhật báo Tuổi Trẻ và trên Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn). Không chỉ lấy ý kiến nhằm đóng góp cho một kỳ thi quốc gia dự kiến thực hiện vào 2015, Tuổi Trẻ còn thực hiện thăm dò ý kiến bạn đọc trên Tuổi Trẻ Online. Mời bạn đọc truy cập địa chỉ tuoitre.vn, tại đây sẽ có ba phương án: “Phương án 1”, “Phương án 2”, “Phương án 3”, để bạn đọc lựa chọn phần trả lời câu hỏi: “Bộ Giáo dục - đào tạo vừa công bố 3 phương án tổ chức kỳ thi quốc gia, theo bạn nên chọn phương án nào?". Tuổi Trẻ |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Chưa chốt phương án cho kỳ thi quốc gia 2015Kỳ thi quốc gia: nên giao các trường đại họcThi kiểu gì cũng không nên vội vàngPhương án nào cho một kỳ thi quốc gia?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận