20/05/2024 06:15 GMT+7

Ngộ nghĩnh loài thực vật có hình thù như con cú

Thismia thaithongiana không quang hợp mà lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ nấm. Do vẻ ngoài như con cú, nó còn được gọi là 'Mắt cú bí ẩn'.

Thismia thaithongiana trông giống như một con cú cau có, sống ký sinh bằng cách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ nấm - Ảnh: Lertsintanakorn

Thismia thaithongiana trông giống như một con cú cau có, sống ký sinh bằng cách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ nấm - Ảnh: Lertsintanakorn

Mới đây, bức ảnh tuyệt đẹp chụp loài thực vật kỳ lạ này đã giành giải vàng hạng mục Thực vật và Nấm của Giải thưởng Nhiếp ảnh thiên nhiên thế giới 2024.

Theo ban tổ chức, "con cú" nằm gọn trong đất tối, phát ra ánh sáng màu ngọc lục bảo kỳ lạ.

Các nhà khoa học phát hiện Thismia thaithongiana lần đầu tiên vào năm 2018 ở dãy núi Doi Hua Mot, Thái Lan.

Người ta biết rất ít về loài thực vật này, nhưng hình dạng kỳ lạ của nó đã dẫn đến cái tên "Phisawong Ta Nok Hook", có nghĩa là "Mắt cú bí ẩn", theo Nation Thailand.

Thismia thaithongiana chủ yếu sống trong lòng đất nên con người chỉ thấy nó khi nó trồi lên, và ngay cả khi đó, kích thước của nó cũng cực kỳ nhỏ.

"Tôi rất ngạc nhiên trước kích thước nhỏ bé của nó, chỉ dài từ 2 đến 8 milimet", nhiếp ảnh gia Chatree Lertsintanakorn nói.

Nhờ sự giúp đỡ của người bạn là nhà chụp ảnh Chanhomhuan, anh Lertsintanakorn đã tìm thấy và chụp được bức ảnh tuyệt đẹp về loài thực vật này trong Khu bảo tồn động vật hoang dã Huai Kha Khaeng ở tỉnh Tak của Thái Lan.

"Tôi nhận thấy nó chủ yếu mọc gần gốc cây, nên dễ bị bỏ qua", anh Lertsintanakorn nói với Live Science qua email.

Thismia thaithongiana không quang hợp mà lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ nấm, cụ thể hơn là từ nấm liên kết với rễ cây.

Theo đó, một số loài nấm sống xung quanh và bên trong rễ những cây cổ thụ. Chúng tạo ra một mạng lưới liên kết ngầm để tìm kiếm khoáng chất truyền cho cây. Đổi lại, cây cung cấp cho chúng đường dinh dưỡng trong một mối quan hệ được gọi là quan hệ cộng sinh.

Thismia thaithongiana phá vỡ mối quan hệ này bằng cách đánh cắp các chất dinh dưỡng do nấm tạo ra.

Miệt mài nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏMiệt mài nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ

Tiến sĩ Trần Đức Tường, giảng viên khoa khoa học tự nhiên Trường ĐH Đồng Tháp, bắt đầu nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ từ năm 2015.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên