Phóng to |
“Giải thoát” khỏi công việc nhàm chán trong tâm thế kẻ chiến thắng thật sự là điều không hề dễ dàng - Ảnh: Job Search |
Đừng đến bàn sếp và trút mọi "uất ức" của bạn vào lý do nghỉ việc, đại loại như không phục sếp... bất tài, quản lý hắc ám, than phiền về việc phải làm nhiều giờ hay kể tội đồng nghiệp. Tất cả chỉ giúp bạn "lột trần" bộ dạng cay cú trước khi ra đi, chẳng khác gì bạn phủ nhận quyết định nhận việc ban đầu của mình. Bởi khi đã chấp nhận và hài lòng, bạn mới bước vào công ty và cống hiến.
Đừng để ý định nghỉ việc của bạn đến tai sếp từ bất cứ một nhân viên nào khác, ngoài bạn. Sếp muốn biết lý do nghỉ việc thật sự và nhà tuyển dụng tương lai cũng sẽ muốn lắng nghe thông tin này từ chính bạn, trong buổi phỏng vấn. Vì thế nên nhớ nguyên tắc bảo đảm hai lý do đó phải hoàn toàn ăn khớp với nhau, nhất là trong trường hợp bất ngờ nhà tuyển dụng liên lạc với công ty cũ của bạn để đối chứng nhằm xác định tính trung thực của ứng viên.
Bạn viện cớ nào (nghe có vẻ) có lý thông báo với sếp hay công ty để rút lui trong êm đẹp và khiến cấp trên vui vẻ viết cho bạn một lá thư giới thiệu chất lượng cho buổi phỏng vấn công việc mới của bạn?
Dưới đây là một số lý do hoàn toàn chính đáng để nhân viên quyết định chuyển sang một vị trí mới:
- Tương lai tăng trưởng hạn chế của công ty hiện tại
- Cơ hội mới và danh tiếng tốt tại công ty sắp tuyển dụng (nếu bạn đã có chỗ làm mới)
- Tìm kiếm thử thách mới, trách nhiệm mới
- Đi học lại
- Tái định cư
- Thay đổi con đường sự nghiệp
- Công ty xa nhà
- Ở nhà chăm sóc con cái
- Không tương thích với các mục tiêu của công ty
- Về hưu
Tuyệt đối đừng cư xử như một đứa trẻ khi đùng đùng nghỉ ngang hay khoe khoang về công việc mới, nhằm chứng tỏ bản thân hay khẳng định sự yếu kém của công ty khi không giữ được bạn ở lại. Cũng đừng gây tổn thất cơ sở dữ liệu, tiết lộ tài liệu quan trọng của công ty trước khi ra đi, để không “bít” đường trở lại nếu sau này có “biến” trong vị trí công việc sắp tới.
Hãy ngẩng cao đầu bước ra khỏi công ty tương tự như ngày đầu tiên bạn từng đến nhận việc.
Mọi chia sẻ, thắc mắc và bài vở cộng tác liên quan đến chuyện lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về địa chỉ: vieclam@tuoitre.com.vn. (Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận