Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - chia sẻ: “Chỉ trong các trường hợp người lao động không hoàn thành nhiệm vụ theo điều luật 38, người lao động ốm đau nghỉ 1/3 giờ làm, doanh nghiệp giải thể, thiên tai, địch họa thì người sử dụng lao động mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động, tuy nhiên cũng phải báo trước với người lao động trong thời gian quy định”.
Trong một số trường hợp khác, các luật sư cho biết nếu người lao động không ký vào văn bản thỏa thuận đồng ý nghỉ việc thì hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực, người lao động vẫn có quyền trên hợp đồng lao động cũ.
Nhiều bạn trẻ tại buổi tọa đàm nêu: có khi người sử dụng lao động tỏ ra lạnh nhạt, gây áp lực tâm lý để buộc người lao động phải tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động, khiến người lao động “đi cũng dở mà ở không xong”. Trong trường hợp này các luật sư khuyên người lao động nên bình tĩnh, đi làm bình thường và chăm chỉ với công việc, hi vọng sau một thời gian mối quan hệ sẽ tốt dần lên nếu không muốn chấm dứt hợp đồng đã ký kết...
Các luật sư cũng tư vấn: trong trường hợp người lao động nghỉ việc đúng luật thì cần phải đến các trung tâm trợ cấp thất nghiệp để đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp nếu đã đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp, trong thời gian chậm nhất là bảy ngày tính từ ngày nghỉ việc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận