Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thu An - Ảnh: HOÀI LINH
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thu An tên thật là Nguyễn Văn An, sinh ngày 7-5-1944 tại Nha Trang. Ông được nhiều người biết đến bởi những tác phẩm đầy xúc động về trẻ em bị nhiễm dioxin và trẻ em khuyết tật.
Năm 2014, bộ ảnh Da cam/Dioxin - Thông điệp trái tim của ông được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TP.HCM đã nhận được sự quan tâm của công chúng. Với hơn 13 năm liên tục sáng tác, bộ ảnh trở thành dấu ấn lớn nhất trong sự nghiệp của ông.
Chia sẻ với chúng tôi khi vừa hay tin nghệ sĩ nhiếp ảnh Thu An qua đời, ông Hoàng Thạch Vân, Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, cho biết ông rất bất ngờ trước sự ra đi này.
Theo lời ông Hoàng Thạch Vân, cách đây vài tháng trước khi trở lại Mỹ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Thu An vẫn rất khỏe mạnh và lạc quan, thậm chí còn muốn về TP.HCM một thời gian dài để tiếp tục sáng tác.
"Đối với Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, anh Thu An đã có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Hội. Trong suốt sự nhiệp, anh luôn hỗ trợ những nhiếp ảnh gia trẻ" – ông Hoàng Thạch Vân chia sẻ.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thu An và vợ là nhà nhiếp ảnh Phạm Thị Thu ở Phan Thiết - Ảnh chụp vào tháng 10-2016 - Ảnh HOÀI LINH
Với nhiếp ảnh gia Trương Công Ánh, nghệ sĩ nhiếp ảnh Thu An không chỉ là người anh em bạn rể thân thiết mà còn là người đồng hành trong chặng đường sáng tác: "Những bức ảnh của anh Thu An luôn làm người xem phải nhớ mãi về tính xã hội, tính nhân văn của chúng. Không chỉ có nội dung sâu sắc, tác phẩm của anh Thu An cũng có nhiều đột phá về mặt kỹ thuật, đặc biệt là trong ảnh đen-trắng và kỹ thuật xoay máy do chính anh sáng tạo nên."
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thu An đến với nhiếp ảnh từ năm 1963, khi ông mới 19 tuổi. Ông là nguyên ủy viên Ban Chấp hành và nguyên ủy viên Hội đồng nghệ thuật của Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, nguyên Uỷ viên Hội đồng Nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thu An cũng từng là phóng viên ảnh của báo Tuổi Trẻ.
Trong 55 năm sáng tác, nghệ sĩ nhiếp ảnh Thu An đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thiên nga vỗ cánh (1984), Người chị nội trợ(1985), Theo anh vào đời (1989), Ngày đầu xuất giá (1995…
Ông được phong tước hiệu A.FIAP (Nghệ sĩ Nhiếp ảnhcủa Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế), E.FIAP (Nghệ sĩ Ưu tú của Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế), M.FIAP (Nghệ sĩ Nhiếp ảnh b ậc thầy của Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế) lần lượt vào các năm 1996, 2000, 2013.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận