Hàng ngàn người dân kéo đến dự phiên xét xử lưu động tại Yên Bái - Ảnh: TÂM LỤA
Trả lời báo chí mới đây, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng không thể phủ nhận tác dụng tuyên truyền, phổ biến pháp luật của phiên tòa lưu động.
Tuy nhiên, hiện nay việc xét xử lưu động sẽ gây ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của bị cáo và gia đình bị cáo.
Bên cạnh đó, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết kinh phí để nghành tòa án tổ chức các phiên xử lưu động quá lớn, khoảng 70 tỉ đồng mỗi năm. Việc huy động lực lượng bảo vệ phiên tòa cũng hết sức khó khăn.
Chính vì vậy, TAND Tối cao đã báo cáo Thường vụ Quốc hội cho phép tổng kết lại việc tổ chức phiên tòa xét xử lưu động trong thời gian qua.
Dự kiến đến tháng 7-2018, TAND Tối cao sẽ có báo cáo Quốc Hội về vấn đề này.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết thêm: Quan điểm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao là không tổ chức phiên tòa xét xử lưu động.
Thời gian qua đã có rất nhiều ý kiến trên các phương tiện truyền thông về việc có nên đưa các phiên tòa ra xét xử lưu động hay không. Những ý kiến ủng hộ đều cho rằng việc xét xử lưu động là cần thiết vì có tác dụng tuyên truyền pháp luật, ngăn ngừa và răn đe tội phạm.
Bên cạnh đó, có không ít ý kiến phản đối vì cho rằng việc đưa ra xét xử lưu động là không nên bởi hiệu quả của việc tuyên truyền pháp luật là không cao.
Lý do thứ hai, các chuyên gia cho rằng bị cáo chưa bị coi là có tội cho đến khi có bản án của tòa.
Việc đưa ra xét xử lưu động là hình phạt khủng khiếp dành cho các bị cáo, ảnh hưởng nặng nề đến thân nhân, gia đình bị cáo. Đó là chưa kể đến kinh phí tốn kém để duy trì các phiên xét xử lưu động.
Thời gian qua, việc đưa ra xét xử lưu động vẫn là một trong các tiêu chí thi đua của ngành tòa án.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận