Ngành du lịch - khách sạn Việt Nam đang chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc, dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á - Ảnh: Bazantravel
Thời kỳ bùng nổ của ngành công nghiệp "không khói"
Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển với những con số tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 2017, Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới và xếp vị trí đầu tiên trong khối các nước Đông Nam Á. Mỗi năm, trung bình ngành du lịch Việt Nam đón tới hơn 14 triệu lượt khách quốc tế.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượng khách du lịch tới Việt Nam đã mang lại nguồn doanh thu hàng trăm nghìn tỉ đồng, tăng 22.5% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến đến năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của ngành du lịch với hơn 20 triệu khách nước ngoài ghé thăm và 82 triệu khách nội địa và kéo theo đó là sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành dịch vụ khách sạn.
Theo báo cáo hiệu quả của các khách sạn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (STR) năm 2018, doanh thu trên tổng số phòng (RevPER) tại khu vực TP.HCM tăng 5.1%, đạt xấp xỉ 82,06 USD.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp dịch vụ, hệ thống du lịch khách sạn - nhà hàng tại Việt Nam ngày càng nhận được nguồn đầu tư dài hạn từ các tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước. Điều này đã chứng tỏ tiềm lực mạnh mẽ của ngành khách sạn để chuẩn bị cho những bước nhảy vọt trong thời gian sắp tới.
"Thừa thời cơ nhưng..."
Trong khi đó ngành du lịch - khách sạn Việt Nam lại đang đứng trước nguy cơ "đói" nguồn nhân lực nghiêm trọng.
Hằng năm, các trường đại học tại Việt Nam tiếp nhận và đào tạo hàng chục nghìn cử nhân nhưng chỉ 1/3 trong số đó đáp ứng được những tiêu chí mà ngành đề ra. Tính đến nay, số lượng lao động lĩnh vực khách sạn - lữ hành mới chỉ chiếm 2,5% tổng lao động cả nước trong khi quy mô ngành cần nhiều hơn thế.
Khi đặt trong bối cảnh kinh tế khu vực, lực lượng lao động Việt Nam không chỉ bị cạnh tranh về mặt số lượng mà còn về chất lượng và năng lực thực hành. Xét về năng suất lao động, nước ta mới chỉ bằng 1/15 Singapore, 1/10 Nhật Bản và 1/5 Malaysia - một con số quá khiêm tốn so với tiềm lực nội tại.
Dù tăng trưởng liên tục nhưng ngành du lịch - khách sạn tại Việt Nam lại đối mặt với vấn đề thiếu nguồn nhân lực chất lượng - Ảnh: Hoteljob
Vậy đâu là vấn đề của thực trạng này?
Trước hết, phải kể đến chất lượng giáo dục. Được biết đến là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thực tế nhưng những kiến thức sinh viên tiếp nhận trên giảng đường lại chiếm tới 70% là lý thuyết.
Trong khi trên thực tế, chỉ cần một hành động không đúng chuẩn khi phục vụ khách hàng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh doanh nghiệp. Kết quả là khi ra trường, 90% các bạn trẻ gặp khó khăn khi đưa ra lựa chọn và thích ứng với con đường dịch vụ chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn chưa đủ quyết tâm để đưa hình ảnh đất nước vươn tầm thế giới, mà tiêu biểu khả năng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Để hội nhập, chúng ta không những cần nâng cao trình độ chuyên môn mà còn cần chủ động và tự tin hơn để nắm bắt cơ hội mới.
Hướng đi nào cho nguồn nhân lực Việt
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", tương lai du lịch Việt Nam phải khởi nguồn từ việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ, chất lượng, sẵn sàng đương đầu với khó khăn để đưa ngành công nghiệp dịch vụ lên một tầm cao mới. Hiểu rõ điều đó, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam - British University Vietnam (BUV) mong muốn tạo ra một môi trường giáo dục lý tưởng, nơi mọi kỹ năng đều được bắt đầu từ nền tảng vững chắc.
Với quy trình giáo dục đúng chuẩn quốc tế, chương trình cử nhân Quản trị khách sạn tại BUV sẽ trang bị cho học viên đầy đủ những kỹ năng về giao tiếp, tổ chức sự kiện, quản trị nhân sự, marketing, nguyên lý thực phẩm,... Đặc biệt, sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên hoàn toàn có thể đảm nhiệm các vị trí cao trong doanh nghiệp như tư vấn và quản lý dịch vụ du lịch và hội nghị, phát triển và lập kế hoạch du lịch...
BUV là đơn vị giáo dục hàng đầu tại Việt Nam ứng dụng thành công mô hình giảng dạy đúng chuẩn quốc tế
Bên cạnh nội dung giảng dạy, Đại học Anh Quốc Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại giúp sinh viên trải nghiệm môi trường khách sạn ngay trong quá trình học tập.
Phòng học tại BUV được thiết kế nhằm truyền cảm hứng và tạo trải nghiệm thực tế cho sinh viên
Là đơn vị tiên phong ứng dụng mô hình đào tạo thực tập song hành với giảng dạy lý thuyết, sinh viên theo học ngành quản trị khách sạn tại BUV sẽ có cơ hội tham gia trải nghiệm tại các khách sạn chuẩn quốc tế.
Qua đó, sinh viên sẽ được chuyên gia đầu ngành trực tiếp chia sẻ, hướng dẫn cách thức thực hiện các loại hình dịch vụ chuyên biệt. Một số bài học kỹ năng như sơ chế thực phẩm, chào hỏi khách hàng tuy đơn giản nhưng lại vô cùng thiết thực. Nó không chỉ thể hiện tâm huyết của các chuyên gia tại BUV, mà còn là hành trang quý giá cho mỗi bạn trẻ trên con đường trở thành một quản trị viên khách sạn chuyên nghiệp sau này.
Ngày hội Tuyển sinh BUV - BUV Open Day được Đại học Anh Quốc Việt Nam tổ chức với mục đích giúp các bạn sinh viên và phụ huynh có cái nhìn toàn diện hơn về các chương trình đào tạo, môi trường học tập chuẩn quốc tế tại đây.
Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để các bạn trẻ giao lưu, kết nối với những người cùng đam mê và là dịp được lắng nghe chia sẻ, quan điểm, câu chuyện đầy cảm hứng từ các chuyên gia lâu năm trong ngành.
Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 31-3 tại Đại học Anh Quốc Việt Nam cơ sở Ecopark, với hoạt động Ra mắt 3 chuyên ngành đào tạo mới nhất tại BUV: Quản trị Khách sạn, Thiết kế và Lập trình Game, Ứng dụng Sáng tạo Đương đại cùng rất nhiều hoạt động thú vị như mock-class (lớp học thử), workshop, campus tour... hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm bổ ích cho các bạn sinh viên cũng như các bậc phụ huynh.
Hotline đăng ký: 096 662 9909
Đăng ký qua tại đây
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận