Phóng to |
Ngân hàng Nhà nước khẳng định doanh nghiệp huy động vàng là trái luật và sẽ bị xử lý - Ảnh: Thanh Đạm |
Trong khi đó lãnh đạo Ngân hàng (NH) Nhà nước khẳng định hoạt động huy động vàng của các doanh nghiệp là sai quy định và NH Nhà nước có quyền thanh tra những doanh nghiệp này.
* PGS.TS Trần Hoàng Ngân (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM):
Có thể thuê két sắt gửi vàng tại NH Theo ông Phan Huy Khang - tổng giám đốc Sacombank, trong thời gian NH dừng nhận giữ hộ vàng với trường hợp gửi mới, người dân vẫn có thể gửi vàng tại NH theo hình thức thuê ngăn tủ sắt. Hiện Sacombank đang triển khai dịch vụ này, mức phí tùy theo ngăn tủ sắt nhưng khá rẻ. Với số lượng vàng lớn, thuê ngăn tủ sắt còn rẻ hơn phí giữ hộ vàng. |
Lợi nhuận đi kèm rủi ro
Doanh nghiệp huy động vốn vàng của dân tức người dân sẽ là một trong những chủ nợ của doanh nghiệp. Nhưng tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thế nào liệu người gửi vàng có nắm được? Đó là chưa kể gửi tiền vào NH nếu rủi ro xảy ra còn có bảo hiểm tiền gửi chi trả một phần, các NH cũng chịu sự thanh tra giám sát chặt chẽ từ NH Nhà nước, phải tuân thủ theo Luật các tổ chức tín dụng... Còn gửi cho các doanh nghiệp có thể trước mắt người dân sẽ thấy khoản lãi suất gần 2%/năm, nhưng cần lưu ý rằng kèm theo lợi nhuận luôn có khoản rủi ro. Về phía NH Nhà nước nên có thông tin đầy đủ, tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng thời điểm kênh huy động vàng chính thức đang bị tạm ngưng để nhảy ra huy động vàng.
* Ông Trịnh Văn Tuấn (chủ tịch HĐQT NH OCB):
Một hình thức cho vay tín chấp
Việc gửi vàng cho các công ty kinh doanh vàng, tiệm vàng thực chất là một hình thức cho vay tín chấp, rất rủi ro vì người gửi không nhận bất kỳ tài sản thế chấp nào. Khi gửi vàng, người gửi cũng chỉ nhận một hợp đồng thỏa thuận cho vay vàng chung chung, mục đích sử dụng của bên nhận gửi thế nào bên gửi cũng không biết, cơ quan chức năng cũng không quản lý. Giả sử họ mang vàng đi kinh doanh thua lỗ hoặc đầu tư sau đó bị mất vốn thì giải quyết thế nào?
Việc gửi vàng vào các tiệm vàng khác hẳn với việc gửi vàng vào NH trước đây vì NH là đơn vị được NH Nhà nước cấp phép, có chức năng thực hiện việc này, NH Nhà nước cũng kiểm soát rất chặt chẽ. Mặt khác, năng lực tài chính của NH rõ ràng tốt hơn các doanh nghiệp vàng, NH có tên tuổi, thương hiệu nên gửi vào NH thì an tâm hơn. Sau này khi các NH không còn được phép huy động vàng, phải chuyển sang giữ hộ thì NH Nhà nước cũng quản lý rất chặt việc giữ hộ vàng nhằm đảm bảo đúng với tính chất giữ hộ, các NH không được sử dụng vào mục đích khác...
* Ông Trần Thanh Hải (tổng giám đốc Công ty Đầu tư và kinh doanh vàng VN - VGB):
Được vạ thì má đã sưng
Việc cá nhân gửi vàng vào các công ty vàng bản chất là quan hệ dân sự. Nếu xảy ra tranh chấp dẫn đến kiện ra tòa thì nguyên tắc đầu tiên trong việc xử lý là dựa trên thỏa thuận, thương lượng giữa hai bên. Trường hợp không hòa giải được, buộc phải xét xử thì tòa sẽ xem xét chứng cứ hai bên đưa ra có hợp lý hay không, nếu chứng cứ hợp lý thì sẽ căn cứ vào điều kiện dân sự để giải quyết. Nếu bên nhận gửi không đủ tiền trả thì buộc phải bán tài sản để trả... Nói chung quá trình giải quyết sẽ rất nhiêu khê, trường hợp thắng kiện cũng chưa chắc lấy được tài sản vì quá trình thi hành án rất nhiêu khê. Do vậy muốn gửi theo hình thức này nên cân nhắc kỹ.
NH Nhà nước có quyền thanh tra công ty vàng làm sai quy định Theo một lãnh đạo NH Nhà nước, nghị định 24 không chỉ điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng của các NH mà còn chi phối cả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vàng. Trong nghị định 24 có quy định rất quan trọng là đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác phải được sự cho phép của Thủ tướng và NH Nhà nước cấp phép nhằm tránh những biến tướng xảy ra trong thực tế. Chiếu theo nghị định 24, NH Nhà nước hoàn toàn có quyền quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng được cấp phép. Quan trọng hơn, NH Nhà nước còn có quyền thanh tra, kiểm tra những công ty vàng làm sai quy định. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận