Phương pháp này được nhà khoa học Alexander Prokhorov - người đoạt giải Nobel Vật lý năm 1964 và là người sáng lập môn khoa học laser y học, nghiên cứu và phát triển từ 25 năm trước.
Các nhà khoa học Nga cho biết trực khuẩn lao - tác nhân gây bệnh lao sẽ chết dưới sóng laser rất ngắn. Sau khi điều trị bằng tia laser, hang phổi được đóng lại.
Đây là tín hiệu rất tích cực khi điều trị bệnh lao. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không còn là nguồn lây truyền bệnh lao.
Theo ông Gennadi Kuzmin, một trong những tác giả của sáng chế sử dụng tia laser để điều trị lao, đối với những bệnh nhân bị lao nặng, các bác sĩ chiếu chùm tia laser vào khoang phổi qua một sợi khoang, sau đó sử dụng các đầu laser đặc biệt, được làm bằng sợi mỏng truyền ánh sáng cực tím để tán xạ chùm tia.
Điều đáng nói, phương pháp sử dụng tia laser có thể điều trị gần như bất kỳ bệnh nào, đặc biệt là các bệnh viêm.
Ngoài lao phổi, các bác sĩ Nga còn sử dụng thành công thiết bị laser để điều trị bệnh vẩy nến, viêm tai giữa, viêm phế quản, thiết bị này còn được sử dụng trong phẫu thuật phụ khoa, nội soi phế quản ở trẻ em.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2014, trên thế giới đã ghi nhận 9,6 triệu trường hợp mắc bệnh lao và 1,5 người tử vong vì căn bệnh này. Riêng tại Nga, trong năm 2014 có 136.000 trường hợp mắc bệnh lao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận