01/02/2012 08:01 GMT+7

Nếu người dân hiểu rõ tín ngưỡng

DƯƠNG THANH XUÂN
DƯƠNG THANH XUÂN

TT - Tiếp tục câu chuyện “Cùng cộng đồng nhìn lại lễ hội” (Tuổi Trẻ ngày 31-1), Tuổi Trẻ ghi lại ý kiến của giáo sư Ngô Đức Thịnh - nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng dân gian.

Rải tiền ở Văn MiếuĐừng để lễ hội thành nỗi sợ

SquwNFZP.jpgPhóng to

Đua ngựa trong sương mù - Ảnh: Dương Thanh Xuân

Hội đua ngựa gò Thì Thùng

Sáng 31-1, hội đua ngựa gò Thì Thùng tại xã miền núi An Xuân, huyện Tuy An (Phú Yên) đã diễn ra trong sương mù dày đặc. Hàng ngàn người dân và du khách nô nức đến xem và cổ vũ cho hội đua ngựa độc đáo này.

Dự hội đua năm nay có 32 kỵ mã vốn là ngựa thồ giúp người dân vận chuyển nông sản, hàng hóa ở các xã An Xuân, An Lĩnh, An Hiệp, An Thọ và An Cư.

Năm nay ngựa thồ của anh Lê Thành Trung (xã An Xuân) giành được ngôi quán quân. Đây là ngày hội của những người dân vùng núi phía tây tỉnh Phú Yên, lúc đầu tự phát nhưng nay đã thành ngày hội truyền thống được tổ chức hằng năm.

Tính thương mại trong các lễ hội của Việt Nam tồn tại từ rất lâu đời - buôn bán đồ lưu niệm, hàng ăn uống... đó là hoạt động đương nhiên. Nhưng tính thương mại đó khác hẳn với vấn đề thương mại trong hoạt động lễ hội hiện nay. Những người tổ chức đang tìm mọi cách để “trấn lột” khách đến lễ hội thông qua các hình thức: gửi xe, bày hòm công đức khắp nơi.

Thậm chí một số nơi tôi còn thấy người ta đưa cả két sắt làm hòm công đức để có thể thu được nhiều nhất. Và cũng chính vì việc “trấn lột” này hiệu quả nên mới xảy ra tình trạng giữa các làng tranh nhau tổ chức lễ hội và ở đây động cơ vụ lợi rất rõ ràng.

Mỗi người đến với lễ hội, đình đền đều có một mục đích rõ ràng, đó là đến để cầu tài, cầu lộc dù điều đó hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, bằng cách thông qua lễ vật, mang tiền đến mà người ta gọi là “đút lót cho thần linh” để có thể mang về nguồn lợi. Đó chính là sự thiếu hiểu biết về văn hóa và lễ hội.

Tôi nhận thấy rất nhiều quan chức bây giờ mê tín, khi quan chức còn không tin được vào bản thân mình và phải dựa vào một thế lực siêu nhiên thì người dân cũng sẽ khủng hoảng niềm tin, như vậy chuyện bói toán sẽ tràn lan khắp nơi và tín ngưỡng trở nên vô độ.

Cách đây mấy năm tôi sang Nhật, cùng một ông giáo sư đến chùa Vàng để rút thẻ cầu may, tôi nhận được thẻ đại cát, còn vị giáo sư kia nhận được thẻ rất xấu. Ông ấy tỏ ra rất lo lắng, tuy nhiên sau đó vị giáo sư kia có giải pháp là đến một ngôi chùa khác để “gửi” cái xấu đi.

Khi ấy tôi vô cùng ngạc nhiên bởi tôi vốn nghĩ Nhật là một đất nước khoa học, kinh tế đều phát triển thì câu chuyện tín ngưỡng sẽ không tồn tại. Nhưng vị giáo sư kia nói rằng: “Nếu không có những tín ngưỡng ấy thì xã hội Nhật sẽ là một xã hội bị điên tập thể”.

ABzPaYfF.jpgPhóng to
Ảnh: Hoàng Điệp

Các nhà nghiên cứu văn hóa của Thái Lan đã vô cùng ngạc nhiên khi chính quyền “nhúng tay” vào việc tổ chức lễ hội dân gian, bởi họ cho rằng văn hóa dân gian chính là thứ tồn tại hàng ngàn đời nay cùng nhân dân, do nhân dân sáng tạo nên, duy trì thì có lý gì chính quyền lại can thiệp vào việc để nó tồn tại hay không, tổ chức như thế nào.

"Hàng ngàn năm nay người dân đã sáng tạo và duy trì lễ hội. Không ai hiểu lễ hội bằng chính họ, cũng không ai hiểu lễ nghi bằng chính những người sáng tạo ra những lễ nghi ấy"

Tôi đưa ra hai ví dụ như vậy để thấy được rằng việc tín ngưỡng và tổ chức lễ hội dân gian tại những nước đang phát triển là hết sức bình thường. Tuy nhiên, sự bình thường này kèm theo sự hiểu biết về lễ nghĩa trong tín ngưỡng mà ở Việt Nam ta đã bị đứt đoạn và gãy rụng quá nhiều. Thế nên, bây giờ người dân có thể đổ xô đến các đền, miếu, phủ nhưng lại không hiểu rõ nơi đó thờ ai, ơn ai, tôn vinh ai... mà họ chỉ biết đến nơi nào cũng xin tiền tài, bổng lộc.

Một điều chắc chắn rằng ở chùa không thể xin quan tước và bổng lộc, nhưng các chùa vẫn chật cứng người chiêm bái cầu xin đủ thứ trên đời.

Để có được sự ổn định và phát triển đúng mức, nên trao trả lễ hội về cho người dân, cho cộng đồng để họ tự tổ chức và duy trì theo đúng những gì cha ông truyền lại. Đồng thời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể nói rõ hơn về tín ngưỡng cũng như những giá trị tinh thần của những di sản văn hóa của cha ông.

Chừng nào người dân hiểu rõ về tín ngưỡng thì người ta sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Ví như mỗi người dân có kiến thức về việc đến phủ xin gì, chùa xin gì, đền xin gì, thánh này có nguồn gốc thế nào thì việc khấn khứa vô tội vạ và ném tiền vô tội vạ như hiện nay sẽ dần dần giảm đi.

Đồng thời với việc đưa các thông tin, tri thức về tín ngưỡng và văn hóa dân gian đến với người dân, các cấp lãnh đạo cũng cần thiết phải rạch ròi hơn trong việc xác định tín ngưỡng của mình và tín ngưỡng của dân tộc.

Một ví dụ rất cụ thể, khi tổng thống Mỹ sang Việt Nam, ông ấy đi với tư cách tổng thống, nhưng khi đến Hà Nội, ông ta đến nhà thờ làm lễ với tư cách một con chiên. Một con chiên là chuyện của cá nhân ông ấy chứ không phải chuyện của một quốc gia.

Ở nước ta cũng thế thôi, mỗi cá nhân đều có tín ngưỡng của bản thân mình, tuy nhiên hãy để nó là chuyện cá nhân chứ không phải chuyện của quốc gia. Bởi việc lợi dụng tên tuổi, hình ảnh của quan chức, lãnh đạo trong câu chuyện về tín ngưỡng là rất rõ. Việc lợi dụng này xô đẩy, kéo theo người dân đồng thời địa điểm lễ hội đó thu lợi tạo nên sự hỗn loạn trong tín ngưỡng.

Còn khi trao lại lễ hội cho người dân, theo tôi, hãy để tự người dân bầu lên ban đại diện của mình. Đó là những con người tiêu biểu của dòng tộc, xóm làng và những cá nhân này được lựa chọn, thay đổi hằng năm, vừa là cách giữ và cũng là cách duy trì văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Hàng ngàn năm nay người dân đã sáng tạo và duy trì lễ hội. Không ai hiểu lễ hội bằng chính họ, cũng không ai hiểu lễ nghi bằng chính những người sáng tạo ra những lễ nghi ấy. Tất cả mọi sự tồn tại đều có lý của nó. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam chỉ nên là người quan sát và tìm hiểu, ghi chép về lễ hội chứ cũng không thể là người định hướng và chính quyền càng không nên tham gia.

Công đức tiền vào chùa chiền xưa kia được gọi là tiền giọt dầu và người ta cung tiến với một thái độ rất thành kính chứ không bằng cách vứt cả đống tiền lẻ vào chùa, đền, phủ. Đó là thái độ cung tiến vô văn hóa nhất mà không hề có sự thành kính đối với thánh thần, những người mà họ cúi đầu cầu xin những điều lành cho bản thân và gia đình.

DƯƠNG THANH XUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên