Không lùi bất cứ tiêu chuẩn nàoNga cho VN vay 8-9 tỉ USD làm điện hạt nhânHội thảo an toàn nhà máy điện hạt nhân
Phóng to |
Bà Barbara Judge - Ảnh: H.Giang |
Bà Barbara Judge, chủ tịch danh dự của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Anh, chia sẻ với Tuổi Trẻ như vậy trong cuộc trao đổi riêng ngày 16-1. Bà Barbara Judge nói: “Sau đó, Việt Nam nên công bố báo cáo và đánh giá của hội đồng này để minh bạch hóa quá trình phát triển điện hạt nhân của mình cho thế giới cũng như công chúng trong nước”.
Bà Barbara Judge là một trong những chuyên gia và vận động hành lang hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện hạt nhân. Bà có hai quốc tịch Anh, Mỹ và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan chính phủ và tư nhân của cả hai nước. Bà là diễn giả chính tại hội thảo một ngày về chủ đề điện hạt nhân thế giới ở Hà Nội hôm nay 17-1 do Bộ Khoa học và công nghệ cùng Hiệp hội Nguyên tử thế giới tổ chức. |
- Liên quan đến vấn đề năng lượng, quốc gia nào cũng phải giải đáp ba câu hỏi: Có đảm bảo được an ninh năng lượng không (có đủ dùng không)? Hai là tính độc lập thế nào - tức là bản thân nước họ có sở hữu năng lượng đó hay phải mua từ nơi khác? Và ba là biến đổi khí hậu, chúng ta phải dùng năng lượng nào để không tiếp tục phá hoại môi trường trong những thế hệ tiếp theo? Câu trả lời duy nhất đáp ứng được ba vấn đề này là điện hạt nhân.
Nếu xây nhà máy điện hạt nhân, bạn có thể xây to nhỏ tùy nhu cầu; tính độc lập được đảm bảo vì nhà máy đó ở trên đất nước các bạn và việc sản xuất điện hạt nhân không tạo ra khí cacbon. Năng lượng thay thế là ý tưởng rất hay, nhưng chúng ta chưa thể lưu giữ hay vận chuyển được chúng. Chúng ta chỉ có điện gió khi có gió và năng lượng mặt trời khi có nắng.
* Bà có chắc chắn về tính độc lập của dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận không khi VN chúng tôi chưa có kinh nghiệm để xây dựng và vận hành nó?
- Nhưng các bạn sẽ làm được điều đó. Abu Dhabi cũng không có kinh nghiệm khi bắt đầu xây dựng nhà máy của họ. Một trong những lý do tôi có mặt ở VN là vì nước Anh có gần 60 năm lịch sử phát triển điện hạt nhân và chúng tôi có đầy đủ các loại kinh nghiệm để giúp những nước đi sau, từ trường đại học làm công tác đào tạo - nghiên cứu tới công ty xây nhà máy, bảo đảm cơ chế an toàn...
Về cơ bản, chúng tôi có thể làm việc cùng các cộng sự VN và hướng dẫn họ cách tự xây dựng, vận hành. Một trong những lý do khác khiến Anh có thể là đối tác phù hợp của VN là bản thân chúng tôi không có công nghệ hạt nhân nên chúng tôi có thể cùng VN thảo luận xem nên nhập công nghệ nào là tốt nhất cho VN, cho dù đó là công nghệ Nga, Hàn Quốc, Pháp...
* Ở trong lòng EU, nhiều nước như Đức, Áo... đang dần dần giảm tỉ lệ của điện hạt nhân. Bản thân nước Anh cũng còn nhiều tranh cãi. Chính quyền Xứ Wales và Scotland phản đối việc xây mới các nhà máy điện hạt nhân trên vùng đất của họ. Bà nghĩ thế nào về điều này?
- Rõ ràng bạn phải lắng nghe mọi phía. Chính tại Scotland, hiện nhà máy điện hạt nhân ở Dounreay đang được phá bỏ vì đã quá thời hạn sử dụng. Dân cư quanh đó rất không hài lòng về điều này vì họ biết cuộc sống của họ được cải thiện nhiều nhờ nhà máy, họ có thêm việc làm, trường học, các hoạt động kinh tế nhộn nhịp hơn... Mặc dù chính quyền ở đó phản đối nhà máy điện hạt nhân nhưng người dân lại mong có.
Tất nhiên, dù bạn dạo phố, đi tàu hỏa, máy bay, xe hơi... thì đều có nguy cơ tai nạn. Không có gì là miễn trừ với tai nạn tuyệt đối. Tôi chắc chắn VN sẽ sử dụng những thiết kế hiện đại nhất, đảm bảo quy trình xây dựng và vận hành an toàn nhất. Các bạn cũng nên có những chuyên gia độc lập thường xuyên tới kiểm tra. Việc coi trọng tính an toàn là vô cùng cần thiết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận