Thực phẩm Việt Nam ở ParisCần một chiến dịch lớn về thực phẩm sạchThực phẩm sạch lên ngôi
Phóng to |
Phạm Hồng Vân (giữa) cùng công nhân tại cơ sở sản xuất các sản phẩm từ nấm tươi - Ảnh: Lê Vân |
Và còn bởi tươi cười chính là hi vọng cho diện mạo mới của nấm khi bay cao, bay xa trong tương lai.
Từ một dịp tình cờ...
Hiện tại dự án chế biến nấm tươi thành thực phẩm ăn liền, thực phẩm chay đang được liên kết phân phối bởi một số chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch như cửa hàng thực phẩm sạch Bát Tôm, Nông sản ngon, Thực phẩm cao cấp Donavi... “Nấm tươi cười” còn được sự hỗ trợ phát triển bao bì, nhãn mác từ Spin Việt Nam (Tổ chức Phát triển các sản phẩm xanh và bền vững VN) tại Hà Nội. |
“Cô Hòa 34 Bát Sứ” là thương hiệu đầu tiên mà Hồng Vân thử sức. Mối duyên cùng nấm đến với Vân hết sức tình cờ. Vân kể cô vốn yêu thích kinh doanh từ bé, nhưng cụ thể buôn bán gì thì cô chưa xác định được, ngay cả khi đang học ĐH ngành marketing thương mại. Cho đến thời điểm Vân sắp ra trường, bà ngoại cô thường hay ốm vì tuổi cao. Tình cờ Vân được một nhà sư chỉ cách chế biến món ruốc từ nấm rất tốt cho sức khỏe những người không ăn được nhiều thịt cá do khó tiêu hóa. Vậy là “máu mê” kinh doanh trỗi dậy, Vân và mẹ mày mò làm thêm các sản phẩm chế biến từ nấm như ruốc nấm, giò nấm cho người ăn chay.
“Khi tìm hiểu, tôi biết nấm được mệnh danh là “vua” của các loại rau vì hàm lượng đạm cao, có tác dụng tốt với người bị tim mạch, huyết áp, mỡ máu... Nấm lại có vị trí đặc biệt trong thị trường thực phẩm dành cho người ăn chay trường - vốn eo hẹp các món ăn chế biến từ rau củ. Điều đó thôi thúc tôi phải tạo dựng một thương hiệu cho các sản phẩm độc đáo từ nấm” - Hồng Vân chia sẻ.
“Chân không chạm đất sẽ sụp đổ!”
“Chồng mình là tiếp viên hàng không, nếu mình làm công chức hẳn sẽ không phải lo kinh tế, lại có điều kiện chăm sóc con cái. Nhưng mình trót “yêu” nấm trước khi lấy chồng nên đành chịu vậy!” - cô gái Hà thành dí dỏm bộc bạch. Quan niệm của Vân về kinh doanh khá mạnh mẽ: “Chân không chạm đất sẽ sụp đổ!”. Chính vì vậy mà dẫu tự nhận mình chỉ là người đi “chân không” vào môi trường chạy đua khốc liệt, Vân vẫn luôn nhắc lòng phải bám đất dù chân có bật máu trên đường đua khốc liệt của thương trường. Đó là lý do vì sao Vân từ chối lợi nhuận từ việc “gia công” cho những đơn hàng giò nấm, ruốc nấm hàng chục ngàn đô từ nước ngoài. Bài học của nước mắm Việt hay gạo Việt, trái cây Việt khi xuất hiện trên quầy hàng ngoại dưới mác một vùng đất xa xôi khác gợi cho Vân nhiều chua xót. “Tôi nghĩ về những người dân vùng biển sạm nắng vì phơi lưng trên biển, giọt mồ hôi rơi xuống ruộng lúa của những người nông dân cần mẫn quanh năm. Nhưng ở một nơi xa xôi nào đó, sản vật họ làm ra bằng đôi bàn tay chai sạn lại được khoác màu áo khác, không phải từ quê hương mình” - Hồng Vân chiêm nghiệm.
Chiến lược Vân đặt ra trong năm năm tới sẽ vẫn là bám chặt vào bữa ăn của người Việt, tạo cho người tiêu dùng sự gần gũi với những sản phẩm chế biến từ nấm còn khá xa lạ. Một kế hoạch dài hơi cho thương hiệu gia đình “Cô Hòa 34 Bát Sứ” khoác áo “Nấm tươi cười made in Việt Nam” khi “đem chuông đi đánh xứ người!”.
“Không có lối đi khi không ai khai phá”
Năm 2009, khi mới bắt đầu với nấm chế biến, Vân chỉ hi vọng thương hiệu giò nấm, ruốc nấm “Cô Hòa 34 Bát Sứ” sẽ lưu dấu trong những vị thực khách đầu tiên là bạn bè, hàng xóm. Nhưng hơn thế, nhiều khách hàng đã quay trở lại cùng những vị khách mới với các đơn hàng cố định và thường xuyên. “Không có lối đi nếu chúng ta không khai phá!” - Hồng Vân khẳng định. Cơ hội không chỉ nằm trong chiến lược marketing thương mại. Vân tìm tòi nguồn đầu tư thông qua các cuộc thi khởi nghiệp, đầu tư cho giới trẻ. Và một cánh cửa đã mở ra.
Trong một dịp tham gia vòng thi khởi nghiệp giữa các doanh nghiệp nhỏ lẻ tại Hà Nội, thương hiệu “Cô Hòa 34 Bát Sứ” đã lọt vào mắt xanh của Tổ chức Thriive (chương trình hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu kinh tế phát triển, Trường đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội và Tổ chức Thriive Hoa Kỳ). “Ấn tượng về Vân “nấm tươi cười” khi chúng tôi tiếp xúc là một cô gái quyết đoán, đam mê với công việc. Vượt qua 60 doanh nghiệp dự thi, chúng tôi đã chọn đầu tư cho sản phẩm của “nấm tươi cười”, khi đó còn mang tên “Giò nấm Cô Hòa 34 Bát Sứ”. “Nấm tươi cười” đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn của Thriive bao gồm: cơ hội tăng trưởng doanh thu tốt, cơ hội tạo thêm nhiều việc làm mới cho xã hội, và kế hoạch trả nợ thiết thực ý nghĩa với cộng đồng” - bà Dương Minh Hà, cán bộ điều phối Thriive Hà Nội, chia sẻ. Với sự hỗ trợ của Thriive bằng số tiền cho vay 10.000 USD, cô chủ nhỏ của “nấm tươi cười” đã thật sự có cơ hội chắp cánh cho nấm.
Điều thú vị trong chương trình đầu tư của Thriive là cho vay không lấy lãi, tiền nợ được trả bằng chính sản phẩm của doanh nghiệp để làm từ thiện cho cộng đồng. Đó cũng là lý do Thriive chọn nấm, bởi ngay từ khi mới xây dựng thương hiệu Hồng Vân đã tính đến phương án giao khâu sơ chế nấm tươi cho những người khuyết tật tại Trung tâm khuyết tật Vì ngày mai (Hà Nội). “Mỗi tháng, dự án nấm giao chừng 100kg nấm tươi cho chúng tôi làm khâu sơ chế. Nhờ vậy, một nhóm học viên của trung tâm được tạo điều kiện kiếm thu nhập với 20.000 đồng/kg nấm tươi” - cô Lê Minh Hiền, giám đốc Trung tâm khuyết tật Vì ngày mai, cho hay.
Một loạt cơ hội đầu tư khác đến với Hồng Vân. Đó là giải nhì cuộc thi khởi nghiệp do VCCI tổ chức, vào chung khảo cuộc thi Khởi nghiệp và đầu tư của Câu lạc bộ Khởi nghiệp TP.HCM... Ra đời cuối năm 2012, đến đầu năm 2013 “nấm tươi cười” đã có showroom Hàng Xanh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) và một nhà xưởng sản xuất nấm chế biến theo quy trình công nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận