Nấm đang trong quá trình phân hủy, sinh ra mùi hôi khó chịu - Ảnh: Gia Hưng |
Không chỉ vườn bà Giỏi, hai khu vườn cạnh đó của hai hộ dân khác cũng có sự xuất hiện của loại nấm “lạ” này.
Nấm mọc trải rộng trong vườn và riêng từng cây, có màu vàng nhạt, tai nấm khá lớn với hầu hết có đường kính từ 20 - 25cm, thân cao khoảng 15 - 20cm. Đặc biệt có những cây nấm có đường kính tai nấm lên đến 35 - 40cm.
PGS.TS Ngô Anh (khoa sinh học Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế), một chuyên gia nghiên cứu về nấm, cho biết quan sát bề ngoài thì loại nấm này nằm trong nhóm nấm lớn, thuộc chi Boletus, thường mọc lên sau những cơn mưa, có rất nhiều trong rừng.
“Loài nấm này mọc khá nhanh nhưng cũng tàn nhanh chỉ sau một vài ngày. Muốn biết nấm này thuộc họ nào cần có thời gian nghiên cứu, quan sát bào tử qua kính hiển vi. Người dân không nên ăn loại nấm này khi chưa biết là nấm độc hay không” - PGS.TS Ngô Anh nói.
Nhà giáo ưu tú Đỗ Xuân Cẩm, nguyên giảng viên Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế), nhận định nguyên nhân khiến loại nấm này nở rộ có thể do loại phân người dân dùng bón cây có các bào tử nấm. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi thì nấm phát triển.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận