Theo báo Eleven, chuỗi siêu dự án này nếu hoàn thành sẽ nâng tổng công suất toàn hệ thống từ 4.581 MW hiện nay lên 29.000 MW - tăng gần bảy lần. Công suất này đủ đáp ứng năng lượng cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của Myanmar trong giai đoạn tới.
Chính quyền đang đẩy mạnh huy động vốn. Đến nay đã có một số nhà đầu tư Nhật, Thái Lan, Mỹ tìm hiểu dự án này, một số đã cam kết chi tiền xây dựng.
Tuy nhiên việc xây dựng dồn dập các nhà máy điện, trong đó có 20 nhà máy thủy điện, 12 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, đang làm dấy lên phản đối trong dư luận về tác động môi trường.
Mới đây, 15 tổ chức xã hội đã phản đối xây sáu con đập trên sông Thanlwin do vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn xây đập quốc tế. “Phải đảm bảo rằng chúng được xây khi đã minh bạch thông tin và tôn trọng quyền lợi của khu vực cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng” - ông Saw Tha Phoe, người phát ngôn đại diện các nhóm, nói với báo Eleven.
Các nhà máy nhiệt điện cũng bị phản đối. Win Myo Thu, lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ EcoDev, nhấn mạnh: “Chúng tôi cực lực phản đối xây các nhà máy điện chạy than. Tất cả khu vực gần nhà máy sẽ ô nhiễm nặng từ nước, đất đến không khí”. Sở dĩ họ phản ứng mạnh vì các nhà máy nhiệt điện đã hoàn thành đang gây ô nhiễm nặng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận