Phóng to |
Tuy nhiên, Philippines vẫn bày tỏ quan ngại do suy giảm về tỉ lệ trong hỗ trợ tài chính vì mục đích quân sự của Mỹ, dù Manila đóng vai trò quan trọng trong chiến lược với các đồng minh châu Á của quân đội Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines chiếm 70% tổng viện trợ tài chính vì mục tiêu quân sự của Mỹ cho khu vực Đông Á năm 2006, nhưng năm nay chỉ vào khoảng 35%.
“Chúng tôi hi vọng đây không phải là dấu hiệu cho thấy ưu tiên đối với Philippines như một đối tác trong vùng đã thay đổi, khi mà ngay cả những đồng minh không có hiệp ước cũng nhận được phần viện trợ quân sự lớn hơn”, Reuters dẫn lời ông De Rosario nói trong một bài phát biểu ở Quỹ Heritage tại Washington.
Ông hiện đang có mặt ở Mỹ tham dự cuộc đối thoại an ninh lịch sử giữa bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước. Trước đó, ông đã bày tỏ nguyện vọng các mối quan hệ Washington-Manila sâu sắc hơn sẽ giúp Philippines xây dựng “một bối cảnh quốc phòng tin cậy tối thiểu”.
Hiện Mỹ đồng ý cung cấp 30 triệu USD viện trợ tài chính cho quân sự trong năm nay, so với mức 11,9 triệu USD vào năm 2011. Năm 2003, số tiền viện trợ từng lên tới 50 triệu USD khi Washington cử lực lượng sang hỗ trợ Philippines chiến đấu chống các phần tử vũ trang liên hệ với Al Qaeda.
Philippines cũng đang đề nghị cho phép Mỹ sử dụng nhiều hơn các phi trường và mở cửa cho các binh sĩ Mỹ để thắt chặt quan hệ quân sự trong bối cảnh họ đang phải đối phó với căng thẳng leo thang vì tranh chấp trên biển với Trung Quốc.
Mỹ cũng đã đồng ý chia sẻ thông tin “thời gian thực” trên biển Đông với Philippines, đồng nghĩa với việc Manila sẽ có nhiều thông tin tình báo hơn về các hoạt động hải quân trong vùng. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết sẽ tìm cách cung cấp “các nguồn hỗ trợ sáng tạo” để hỗ trợ quân đội Philippines.
Del Rosario, từng làm đại sứ của Philippines ở Washington, cũng hối thúc Mỹ dỡ bỏ các điều kiện đối với việc cung cấp viện trợ quân sự cho Manila. Kể từ năm 2008, Mỹ đã rút lại khoảng 3 triệu USD viện trợ quân sự cho Philippines vì các vụ ám sát liên quan đến chính trị và vi phạm nhân quyền. Del Rosario cho rằng chính quyền hiện giờ của Tổng thống Benigno Aquino đã có những bước quan trọng để chấm dứt tình trạng ám sát chính trị và cải thiện nhân quyền.
Từ năm 2002 đến nay, Philippines đã nhận gần 500 triệu USD viện trợ quân sự từ Mỹ, theo đại sứ quán Mỹ tại Manila. Số tiền trên không bao gồm 20 máy bay trực thăng được đại tu lại, một tàu chiến lớp Cyclone và một tàu tuần tra lớp Hamilton.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận