Mỹ đưa đại sứ đến Myanmar sau 22 năm
Xem hồ sơ về tiền trình cải cách chính trị ở Myanmar trên Tuổi Trẻ Online
Phóng to |
Việc đề cử ông Mitchell, một quan chức quốc phòng cao cấp phụ trách khu vực châu Á của Mỹ, được Thượng viện thông qua với sự nhất trí cao. Ông Mitchell đã có nhiều năm hoạt động tại Myanmar từ trước khi nước này mở cửa.
Chủ tịch phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell hoan nghênh ông Mitchell “đã thực hiện xuất sắc vai trò hiện tại của mình là đại diện đặc biệt và điều phối viên chính sách tại Myanmar. Kinh nghiệm của ông sẽ giúp ông phục vụ tốt đối với nước Mỹ cũng như tại khu vực mà ông có nền tảng vững chắc”.
Hiện tại cấp đại diện ngoại giao cao nhất của Mỹ tại Myanmar là đại biện. Myanmar cũng đang xem xét cử đại sứ toàn quyền đến Washington.
“Khi chính sách bàn tay sắt được nới lỏng ở Myanmar thì chúng ta đã mở rộng tầm tay của mình, bước vào giai đoạn mới với cam kết vì tương lai dân chủ và thịnh vượng cho người dân Myanmar” - Tổng thống Obama phát biểu khi công bố đề cử đại sứ tại Myanmar và nới lỏng cấm vận đầu tư ở nước này hồi tháng 5.
Việc bổ nhiệm đại sứ và nới lỏng cấm vận có thể thúc đẩy những dự án thương mại và đầu tư lớn đầu tiên giữa Mỹ và Myanmar trong nhiều năm qua, giúp Myanmar khắc phục nền kinh tế bị trì trệ của mình. Luật hiện hành của Mỹ quy định tổng thống phải hạn chế nhập khẩu từ Myanmar, cũng như cấm Mỹ đầu tư và xuất khẩu dịch vụ tài chính vào Myanmar.
Cùng ngày phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Mitchell, Thượng viện cũng thúc giục chính quyền Mỹ cấp phép cho các công ty năng lượng Mỹ đầu tư vào Myanmar, với lo ngại các công ty Mỹ có thể kém thế cạnh tranh trước đối thủ quốc tế.
Trong phiên điều trần, ông Mitchell cho biết chính quyền chưa đưa ra quyết định về đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ở Myanmar, đồng thời khẳng định quá trình cải cách ở Myanmar “là không thể đảo ngược”. Ông Mitchell cũng đề cập vấn đề vẫn còn “hàng trăm tù chính trị” đang bị giam giữ ở Myanmar.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận