Lễ hội thả con ở Ấn Độ - Nguồn: Youtube
Thả rơi trẻ em từ 15m
Theo trang The New York Times, phong tục thả rơi trẻ em phổ biến này ở 2 bang Maharashtra và Karnataka, Ấn Độ ra đờicách đây khoảng 700 năm.
Những đứa trẻ được thả xuống từ một tháp cao 15m, bên dưới có một tấm vải đỡ đứa trẻ với ý nghĩa cầu xin đấng tối cao ban sức khỏe, may mắn cho đứa trẻ.
Nếu đến lễ hội lần đầu, bạn sẽ bị tiếng trẻ em kêu khóc vì sợ hãi ám ảnh.
Không để chân trẻ chạm đất
Những đứa trẻ ở Tabanan, Bali không được chạm chân xuống đất cho đến 3 tháng - Ảnh: Getty Images
Trang The New York Times cho biết một phong tục nuôi con kì lạ của người Bali, Indonesia là trong vòng 105 ngày (hơn 3 tháng) từ khi sinh ra, trẻ em không được chạm chân xuống đất.
Đa số người dân Bali theo đạo Hindu cho rằng một đứa trẻ ra đời là sự đầu thai từ kiếp trước. Trẻ em sơ sinh vẫn rất gần với kiếp trước nên không được tiếp xúc mặt đất.
Phụ nữ trong gia đình, nhất là mẹ được giao bảo vệ bàn chân đứa trẻ. Sau hơn 3 tháng, gia đình sẽ tổ chức một buổi lễ kỉ niệm lần đầu đứa trẻ chạm đất.
Phun nước bọt vào trẻ
Người Wolof ở Mauritania thường phun nước bọt vào mặt con - Ảnh: Flickr
Người Wolof ở Mauritania cho rằng nước bọt người có thể truyền đạt ngôn ngữ, do đó cha mẹ thường nhổ nước bọt vào mặt con kèm theo mong muốn mang điều tốt lành đến cho con.
Người mẹ sẽ nhổ nước bọt vào mặt, người cha sẽ nhổ nước bọt vào tai, sau đó chà khắp đầu đứa bé cho con có sức khỏe và may mắn.
Nhờ người giỏi ăn nói chúc phúc con
Người Igbo thường cho một người thân ăn nói tốt chúc phúc cho con - Ảnh: Wikimedia
Ở Nigeria, bộ tộc Igbo thường đưa trẻ sơ sinh đến nhà thờ gia tộc. Cha mẹ sẽ chọn ra một người thân ăn nói tốt đến chúc phúc cho đứa con.
Những người này sẽ nhai trái của một loại cây tên alligator pepper, nhổ ra tay và đặt vào trong miệng trẻ với hy vọng đứa con sẽ nói chuyện lưu loát như người thân của chúng.
Tắm nước đá
Người Maya ở Trung Mỹ - Ảnh: Flickr
Những phụ nữ Maya ở Trung Mỹ thường tắm cho con bằng nước đá trước khi ngủ giúp con tránh nóng và ngủ ngon hơn.
Không nhìn mắt con
Cha mẹ người Kisii ở Kenya không bao giờ nhìn vào mắt con. Họ cho rằng ánh mắt có một nội lực và họ không muốn con cái gánh chịu nội lực đó.
Khi tiếp xúc tộc người này, chúng ta dễ dàng thấy những người mẹ bế con đi khắp nơi nhưng không dỗ dành một khi chúng khóc.
Đây cũng là cách những người mẹ này dạy con mình không tò mò về người khác.
Treo núm vú giả trên cây
Cây treo núm vú giả ở Đan Mạch - Ảnh: Rezio.net
Ở Đan Mạch, khi đến lên 3 tuổi, các trẻ sơ sinh sẽ bỏ đi núm vú giả để bước sang một giai đoạn mới.
Phụ huynh thường treo núm vú con dùng trên cây với hy vọng những nàng tiên sẽ ban sức khỏe và tốt lành cho các em.
Cho con ngủ ngoài trời dưới 0 độ C
Cha mẹ Bắc Âu thường để con ngoài khi trời lanh - Nguồn: Youtube
Theo BBC, dù nhiệt độ ngoài trời ban ngày mùa đông ở Thụy Điển là khoảng -5 độ C nhưng vẫn có không ít phụ huynh để con trong nôi ngủ ngoài trời.
Đi dọc theo những con đường tuyết trắng mùa đông, không khó để bạn bắt gặp những chiếc nôi xếp hàng ngoài quán cà phê.
Hay khi thăm bạn bè, không ít phụ huynh Na Uy để những đứa trẻ buồn ngủ của mình ngoài vườn thay vì đem chúng vào phòng ngủ.
Thông thường, cha mẹ ở các nước Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển luôn khuyến khích sự tự lập của con và họ thậm chí có thể để con ăn, chơi hay ngủ ngoài trời, khi nhiệt độ rất lạnh. Việc này còn giúp rèn luyện tăng cường khả năng chịu đựng của hệ miễn dịch và toàn bộ cơ thể.
Cho con ngủ trong hộp
Theo BBC, những năm 1930, chính phủ Phần Lan bắt đầu dành tặng cho mọi phụ nữ mang thai một món quà như nhau bất kể họ thuộc địa vị nào trong xã hội.
Món quà là một hộp giấy bên trong chứa áo quần, túi ngủ, áo khoác, xà bông hay đồ chơi trẻ em.
Phụ huynh thường lót đệm bên dưới hộp giấy tạo thành chiếc giường ngủ đầu tiên cho con.
Ngày nay, các bà mẹ có 2 lựa chọn, hoặc nhận thùng hoặc nhận một khoản tiền 140 euro (năm 2013) nhưng gần 95% phụ huynh chọn nhận hộp giấy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận