Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
PVF ở Hưng Yên, tôi tình cờ bắt gặp cảnh tượng thú vị đó khi ông Philippe Troussier, giám đốc kỹ thuật của học viện, "quạt" một cầu thủ trẻ do phát hiện anh chàng này ra sân chơi bóng vào chiều cuối tuần.
Vừa chân ướt chân ráo đến Trung tâm đào tạo bóng đá trẻTôi đến PVF vào buổi chiều chủ nhật. Theo thông lệ, đây là ngày phụ huynh đến thăm con, các học viên cũng có thể ra ngoài nếu xin phép ban huấn luyện trước. Bình thường đây sẽ là ngày vắng vẻ của PVF, nhưng học viện hôm ấy lại đông đúc đặc biệt với những vị khách mời đến từ Malaysia - Trường quốc tế ISCKL.
Khoảng 30 em học sinh người Malaysia tham gia một giải đấu mini cùng những cầu thủ nhí lứa U-12 của PVF. Và bầu không khí của khu sân tập hết sức xôm tụ, chỉ là đá chơi nhưng vẫn "máu".
Đại diện của PVF cho biết: "Chúng tôi thường đón các lò đào tạo trẻ hoặc các trường nước ngoài đưa học sinh đến đây giao lưu. Cách đây vài tháng còn có học viện của Stoke.
Khách đăng ký đến liên tục nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng nhận vì không muốn biến học viện thành nơi cung cấp dịch vụ. Tất nhiên những chuyến viếng thăm này rất bổ ích, giúp các học viên có thêm cơ hội cọ xát, học hỏi thêm nhiều từ tác phong của những học viện nước ngoài".
"Thật vui khi VN lại có một học viện quy mô đến thế, tôi nghĩ đây là một học viện xứng tầm hàng đầu châu Á" - HLV Arber của Trường ISCKL nhận xét. Thi đấu xong, các cầu thủ nhí được cho vào thư giãn trong phòng hồ bơi rộng lớn. Một số khác ngồi trò chuyện cùng phụ huynh.
Dễ hiểu khi nhiều cha mẹ sẵn sàng bỏ ra nửa ngày trời để xem con mình chơi đùa. Đưa con vào học viện bóng đá, các phụ huynh chấp nhận mỗi tuần chỉ gặp con một lần, và mỗi tháng mới lại được đón con về nhà.
"Chỉ con nhà nghèo mới theo nghiệp quần đùi áo số" - đó là suy nghĩ cố hữu của nhiều người Việt. Nhưng sự ra đời của những học viện bóng đá quy mô như PVF đang dần thay đổi suy nghĩ đó, không ít phụ huynh đưa con em vào đây là tầng lớp trung lưu, thậm chí khá giả.
Anh Vũ Thanh Tuấn, người cứ mỗi giải đấu của học viện lại xách máy ảnh đồng hành cùng cậu con trai 10 tuổi Vũ Kỳ, cho biết:
"Tôi cho con đi học bóng đá từ năm 5 tuổi, thấy cháu thích thì mình cứ cho chơi thôi. Đã vào được đây thì tất nhiên cũng mong cho cháu theo được nghiệp cầu thủ. Điều khiến tôi yên tâm là ở đây cháu được ăn học tử tế như ở nhà. Hằng ngày các cháu đi học Vinschool buổi sáng rồi chiều mới tập.
Cả tuần lễ mới được gặp cha mẹ một lần, những cậu nhóc vẫn không sờn lòng khi nói về ước mơ bóng đá của mình. Khi được hỏi có nhớ nhà không thì Nguyễn Khánh Hoàng (12 tuổi) lắc đầu.
"Thời mới đưa con vào đây tôi cũng sợ cháu nhớ nhà, nhưng lần nào hỏi cháu cũng khẳng định là muốn tập trung cho việc tập luyện ở trung tâm. Từ ngày vào đây cháu có ý thức tự lập rất cao, cũng tự lựa chọn được cho mình vị trí tiền vệ trung tâm. Hồi nhỏ tôi chỉ cho cháu tập đá banh ở trường chứ không học ở đâu cả, rồi cháu muốn thi thử vào PVF.
Khi ấy cũng không hi vọng gì vì khóa đó có đến hàng chục ngàn em dự thi, nhưng rồi cháu may mắn lọt được vào danh sách 30 người được tuyển. Thật sự chẳng khác gì trúng số cả" - anh Nguyễn Cao Khánh, cha của Khánh Hoàng, chia sẻ.
Nề nếp sinh hoạt kỷ luật của PVF cũng là một trong những điều khiến phụ huynh an tâm khi gửi con vào PVF. Đúng 19h, các cậu nhóc lục tục đi vào nhà ăn, tôi cũng theo chân vào để trải nghiệm bữa ăn theo chuẩn cầu thủ trẻ.
Mỗi phần ăn khá đơn giản nhưng bao gồm đầy đủ chất dinh dưỡng, với hai món chính có thịt, cá, rau, canh và trái cây. Các cậu nhóc nào muốn bỏ bữa, ăn không đủ cũng khó lòng "trốn thoát" khỏi sự giám sát của các quản sinh.
Cựu cầu thủ Hứa Hiền Vinh, người đã gắn bó với PVF ngay từ những ngày đầu thành lập, kể vui: "Khi mới vào, những lúc bắt bọn nhỏ uống sữa, có đứa cầm vào đổ trong nhà vệ sinh.
Tôi phát hiện tra hỏi thì một em vốn là dân miền quê than cứ uống sữa vào lại ói ra. Hồi mới thành lập, người chưa đủ, bọn tôi vừa làm HLV vừa chăm bọn nhỏ; còn bây giờ đã có các cô giáo quản sinh lo lắng chuyện đời sống nên mọi việc tốt hơn nhiều".
Nhiều HLV sẽ vui vẻ khi thấy học trò mình siêng năng tập luyện thêm vào ngày nghỉ. Nhưng ở PVF, mọi thứ đều nằm trong khuôn khổ một cách khoa học. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ sau 10 năm thành lập, số lượng học viên tốt nghiệp từ lò đào tạo này đã rải đều khắp sân cỏ V-League cũng như các cấp đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Rộng lớn, hệ thống sân tập, sân thi đấu xanh mướt, những phòng tập bổ trợ tối tân, nơi thư giãn vui chơi, học tập hiện đại là những gì mọi người có thể thấy khi đặt chân vào PVF. Khi ra đời tại Thành Long (TP. HCM), PVF vốn đã nổi tiếng về độ quy mô.
Nhưng tất cả đều nhỏ bé, nhạt nhòa nếu so với cơ sở ở Hưng Yên khánh thành cách đây một năm. Bản doanh mới của học viện bóng đá trẻ này thật sự đồ sộ với tổng diện tích lên đến 22ha.
Điều tôi ấn tượng nhất trong một ngày trời ở PVF là sự lễ phép của các học viên. Cứ hễ đi ngang qua bất kỳ người lớn nào, từ HLV, các nhân viên cho đến khách, các cầu thủ nhí đều gật đầu chào - một cử chỉ đơn giản nhưng cho thấy khuôn phép mà các em được uốn nắn tại đây.
Ngay cả chuyện chơi bóng cũng phải có quy củ. Như trường hợp của anh chàng lứa U-17 bị HLV Troussier phát hiện việc lẻn ra sân chơi bóng chiều chủ nhật - thời gian được quy định dành cho việc nghỉ ngơi, thư giãn.
Nhưng như vậy cũng không có nghĩa cuộc sống của những cậu bé trong PVF bị lập trình một cách nhàm chán. Ngoại trừ những quy định về giờ giấc, đạo đức, cuộc sống của các học viên nơi đây khá thoải mái.
"Hãy để các em tự sắp xếp, vui thôi mà" - Lê Quang Trãi, cựu tuyển thủ hiện là HLV ở PVF, dặn dò khi thấy các trợ lý muốn sắp xếp thứ tự đá luân lưu trong trận "chung kết" giải đấu mini với các người bạn Malaysia.
Ở PVF, các cầu thủ nhí được ăn ở với tiêu chuẩn 5 sao, học với HLV nước ngoài, tập trong những phòng tập tối tân nhất, và tất cả vẫn trong tinh thần của một cuộc chơi.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận