14/10/2013 12:23 GMT+7

Miền Trung lại căng mình chống cơn bão dữ

NGUYÊN LINH - MINH HẢI - V.HÙNG- TẤN VŨ
NGUYÊN LINH - MINH HẢI - V.HÙNG- TẤN VŨ

TTO - Trưa 14-10, ông Lê Trường Lưu, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết tỉnh này vừa phát lệnh di dời 3500 hộ dân vùng xung yếu, ven biển, sạt lở đến nơi trú ẩn an toàn.

Chưa vào, bão số 11 đã đánh sập cây cối, nhà cửaBão số 11 rất mạnh, diễn biến phức tạp

Hiện đã có hơn 1.000 người dân vùng sạt lở của huyện Phú Lộc và Phú Vang đã di dời. Dự kiến công tác di dời sẽ hoàn thành trước 19g tối 14-10. Lực lượng bộ đội, công an và phương tiện cứu hộ cứu nạn đã phân về cắm chốt tại các địa bàn xung yếu để sẵn sàng ứng cứu.

Theo ông Lưu, lo ngại nhất hiện nay là các xã vùng ven biển (khu 3) như Vinh Hiền, Vinh Hải, Vinh Giang... thuộc huyện Phú Lộc, trưa 14-10 sức gió mới cấp 6 mà sóng biển đã đánh tràn qua bờ cát, nước biển đang tràn dần vào các khu dân cư. Hiện người dân đang dùng bao tải cát để che chắn sóng.

Sáng 14-10, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Cao Đức Phát và đoàn công tác của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương có chuyến thị sát, kiểm tra tình hình đối phó với cơn bão số 11 tại các xã vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hiện toàn bộ tàu thuyền của tỉnh với hơn 1820 phương tiện đã vào bờ trú ẩn an toàn. Học sinh toàn tỉnh được nghỉ học từ chiều 12-10.

hDXoRE37.jpgPhóng to
Thành phố Đà Nẵng bắt đầu tháo các biển báo, các dây điện gây nguy hiểm trước khi bão đổ bộ. Ảnh: Tấn Vũ
1mbkXMWa.jpgPhóng to
Ngư dân tại âu thuyền Thọ Quang neo các thuyền bằng thân cây to. Ảnh: Tấn Vũ

Đà Nẵng: Tất bật trước giờ bão đổ bộ

Ghi nhận từ 9g đến trưa nay 14-10, TP Đà Nẵng bắt đầu bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 11 khi mưa quật từng hồi và gió bắt đầu mạnh lên. Ngay gần trưa, một số trường mầm non, tiểu học trên địa bàn đã cho học sinh nghỉ học.

Trên một số tuyến đường ven sông, ven biển như Trần Hưng Đạo, đường từ cầu Thuận Phước đến biển, Chu Huy Mân, Hoàng Sa,…người dân chèn chống nhà cửa bằng bao cát, đá lớn và gỗ, dây thép trên mái nhà, toàn bộ nhà hàng, quán ăn uống trên đường Hoàng Sa ven biển đều đóng cửa và giằng lại mái nhà.

Tại vũng neo trú tàu thuyền Thọ Quang, gió mạnh liên hồi làm chao đảo hàng nghìn tàu, thuyền các tỉnh miền Trung vào trú bão ở đây. Các tàu thuyền đối phó với bão bằng cách neo đậu sát vào nhau và vừa thả neo, vừa giăng neo vào các trụ tuyến kè của khu neo trú.

Gần đó, các tàu thuyền nhỏ cũng neo trú dàu đặc ở khu vực trú tàu thuyền cầu Mân Quang, gần sát cầu Thuận Phước. Ngư dân neo thuyền san sát nhau bằng các cây gỗ nối thuyền với bờ đê để giữ tàu, thuyền khỏi bị sóng va đập. Dọc bờ biển qua các phường Thọ Quang, Mân Thái (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), các trăm tàu thuyền của ngư dân đã được các lực lượng dân phòng, quân đội hỗ trợ đưa lên đường phố để tránh bão.

Trao đổi với PV TTO tại hiện trường chỉ đạo công tác di chuyển tàu thuyền lên bờ ở bờ biển Mân Thái, thiếu tướng Nguyễn Viết Hoàng – phó Tham mưu trưởng Quân khu 5 cho biết đã tổ chức ba đoàn công tác để triển khai các công tác phòng chống bão, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng.

Trong sáng nay, ba đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình chống bão số 11 và triển khai các công việc phòng chống bão ở thủy điện A Vương, thủy điện Đăk Mi4; các huyện ven biển của tỉnh Quảng Nam như Điện Bàn, Thăng Bình, TP Tam Kỳ và một đoàn thứ ba ở TP Đà Nẵng.

Thiếu tướng Hoàng cho hay, quân khu 5 đã chuẩn bị nhiều lực lượng và trang thiết bị để cần thiết có thế ứng cứu và di dời dân khi bão xảy ra. Cụ thể Sư đoàn bộ binh 315 đã trong tư thế sẵn sang để cứu nạn người dân trong bão ở các địa bàn xã Điện Ngọc, xã Điện Nam, TP Hội An (Quảng Nam) và ở TP Đà Nẵng.

Cũng trong trưa nay, phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải xuống sân bay Đà Nẵng và trực chỉ kiểm tra công tác phóng chống bão số 11 ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất và sau đó làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, ban PCLB và TKCN trung ương quyết định lập Sở tiền phương ở UBND TP Đà Nẵng trong chiều 14-10.

Hội An: Khẩn cấp di dời dân và 1.200 du khách

Sáng 14-10, TP. Hội An đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành và 13 xã phường khẩn trương vào cuộc ứng phó với bão số 11. Ông Lê Văn Giảng, chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết Hội An lo ngại nhất là nạn biển xâm thực sâu vào đất liền, với tổng chiều dài khoảng 3 km thuộc phường Cửa Đại, khiến cho nhiều khách sạn nằm chơi vơi ra ngoài biển. Đặc biệt đoạn gần đồn Biên phòng Cửa Đại, sóng lớn đã cuốn trôi cả đoạn đê, khiến nơi đây nguy cơ thành cửa biển mới.

Theo thông kê, hiện Hội An có 12 khách sạn 4 – 5 sao ven biển, với hơn 1.200 du khách đang lưu trú, trong đó có 2 khách sạn chưa hoạt động. TP đã có công văn yêu cầu tất cả khách sạn ven biển phải gấp rút sơ tán du khách đến nơi an toàn trước 16 giờ chiều nay.

Cũng trong sáng nay, Hội An điều động 25 xe để khẩn trương sơ tán trước người già và trẻ em là 3.536 tại 2 phường Cẩm An và Cửa Đại đến 2 trường học Nguyễn Du và Nguyễn Trãi.

Trước nguy cơ biển xâm thực nặng, Hội An đã điều động 50 công nhân và 200 đoàn viên thanh niên cùng phương tiện và hàng ngàn bao tải cát kè chóng sóng tại các điểm xung yếu. Theo ông Nuyễn Văn Dũng, PCT UBND TP. Hội An trưởng ban PCBL để bảo đảm cho người dân sơ tán.

Hội An chuẩn bị 4 ngàn gói mì tôm, nước uống và cơ số thuốc cùng lực lượng y tế trực 24/24 để phục vụ. Đồng thời điều động các phương tiện đò đưa tất cả học sinh về nhà an toàn. Bão mặc dù chưa tới, nhưng do xã lũ khiến mực nước lũ kết hợp với triều cường dân cao, tại Hội An đã trên mức báo động 1, làm ngập nhiều vùng trúng thấp và khu phố cổ.

NGUYÊN LINH - MINH HẢI - V.HÙNG- TẤN VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên