04/11/2009 05:05 GMT+7

Metan tàn phá môi trường hơn CO2

HẢI DƯƠNG (Theo Times Online)
HẢI DƯƠNG (Theo Times Online)

TTO - Một nghiên cứu do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện cho thấy khí metan gây hại cho môi trường nhiều gấp 33 lần so với CO2 trong hơn 100 năm qua và là tác nhân hàng đầu khiến toàn cầu ấm lên.

Metan tàn phá môi trường hơn CO2

TTO - Một nghiên cứu do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện cho thấy khí metan gây hại cho môi trường nhiều gấp 33 lần so với CO2 trong hơn 100 năm qua và là tác nhân hàng đầu khiến toàn cầu ấm lên.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372599
Khói nhà máy gây ô nhiễm tại Trung Quốc - Ảnh: thinkorthwim.com

Từ trước tới nay giới khoa học luôn coi metan (CH4) là loại khí gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm thứ hai do con người tạo ra, sau khí CO2. Phần lớn metan được tạo ra từ phân bò, quá trình thối rữa của rau, hoạt động cày xới đất, đốt than đá và khí gas...

Đối với khí quyển, một tấn metan có tác hại lớn gấp 25 lần so với một tấn CO2, nhưng do lượng CO2 trong khí quyển lớn hơn vài nghìn lần so với metan nên CO2 vẫn được coi là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu.

Kết quả nghiên cứu của NASA, được đăng trên tạp chí Science số ra tháng 11, chứng minh rằng những tác động của metan tăng lên nhờ sự tương tác giữa nó với các hạt nhỏ xíu lơ lửng trong không khí (aerosol). Aerosol tồn tại ở dạng rắn, lỏng hoặc cả hai. Sương mù, bụi, khói mù chính là aerosol. Chúng có khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời trở lại không gian nên có vai trò lớn đối với khí hậu.

Phát hiện của NASA có ý nghĩa to lớn đối với hội nghị về khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng 12 do Liên Hiệp Quốc chủ trì. Mục tiêu của cuộc họp là đạt được một thỏa thuận quốc tế về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Thỏa thuận này sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto (sẽ hết hiệu lực vào năm 2012).

Vào thời điểm hiện tại, các mục tiêu mà giới khoa học quan tâm đều tập trung vào việc cắt giảm khí CO2. Nhưng một số chuyên gia cho rằng các chính phủ nên quan tâm tới cả những loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác. Do khí metan phân hủy nhanh hơn CO2 trong khí quyển nên tác dụng của việc cắt giảm khí này sẽ xảy ra sớm hơn nhiều.

HẢI DƯƠNG (Theo Times Online)

HẢI DƯƠNG (Theo Times Online)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên