Ảnh minh họa
Cô giáo thấy vậy vội vã lau người cho cháu và nhanh chóng tìm một bộ đồ khác để thay.
Ngay lúc ấy, phụ huynh đến đón con. Bà mẹ gay gắt: "Chết con tôi rồi! Các cô làm sao mà con tôi bị phỏng vậy?". Mặc cho cô giáo phân trần và xin lỗi, người mẹ vẫn cứ to tiếng và dọa sẽ làm lớn chuyện. Cô giáo đứng khép nép và nhẫn nhịn trước những lời lẽ khiếm nhã của phụ huynh.
Bất chợt, cậu bé lên tiếng: "Mẹ ơi, đừng la cô nữa! Tại con làm đổ canh mà!". Lời nói con trẻ vang lên làm cho không khí căng thẳng bỗng như dịu lại.
Người mẹ bỗng dưng bối rối, rồi chị vội bước đến trước mặt cô giáo nói: "Tôi xin lỗi vì thái độ vừa rồi. Mong cô thông cảm vì tôi quá lo cho con!", giọng chị hơi lạc đi.
Cô giáo lúc ấy mới lên tiếng: "Lúc nào sự an toàn của các cháu cũng trên hết chị ạ! Tuy nhiên đôi khi cũng có sự cố ngoài ý muốn. Tôi cũng mong chị bỏ qua!", vừa nói cô giáo vừa nắm tay người mẹ với nụ cười đã trở lại trên gương mặt.
Tôi là người chứng kiến câu chuyện khi đến thăm một người bạn ở một trường mẫu giáo. Câu chuyện là một bài học về cách ứng xử có văn hóa và nhân văn giữa phụ huynh và giáo viên.
Thái độ của cô giáo thật nhã nhặn trong lúc phụ huynh nóng giận là cô đã thể hiện đúng tác phong sư phạm chuẩn mực. Với chị phụ huynh, chắc hẳn chị đã dạy cho con mình một bài học về kỹ năng sống qua việc xin lỗi cô giáo - biết sai và thừa nhận lỗi của mình.
Trong môi trường sư phạm, đặc biệt ở những lứa tuổi mầm non và mẫu giáo, giáo viên như một bà mẹ thứ hai của trẻ bởi vì họ phải chăm sóc các cháu từ bữa ăn, giấc ngủ. Với một lớp học có sĩ số đông như hiện nay, các cô thật vất vả để quán xuyến toàn bộ công việc của mình.
Vì vậy phụ huynh có con em ở lứa tuổi này nên có sự thông cảm và chia sẻ với các cô để góp phần vào việc giáo dục con em mình ngay từ thuở ban đầu.
Tôi đã nghĩ thế khi nhớ lại toàn bộ câu chuyện vừa kể trên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận