Nhìn từ phòng khám:
Con gái đưa bà vào cho biết năm 1997, bà được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn nằm ở dưới da vùng ngực trái. Các bác sĩ nói đặt máy sẽ tránh được những cơn nhịp chậm đe dọa ngất và những biến chứng nguy hiểm của nhịp tim chậm.
Kể từ khi đặt máy, bà sinh hoạt bình thường. Tháng tư năm ngoái, bà tái khám. Các bác sĩ cho biết máy tạo nhịp sắp hết pin cần thay máy. Nhưng do con gái bà không đủ tiền thay máy nên đưa mẹ về. Thế là hôm đó bà bị ngất lại lúc 2 giờ sáng.
Bà được chẩn đoán máy tạo nhịp hết pin, hội chứng suy nút xoang, di chứng tai biến mạch máu não cũ. Các bác sĩ cho biết bà sẽ được thay máy khác miễn phí, đây là máy lấy từ nước ngoài, đã xài rồi nhưng còn pin dùng được nhiều năm.
Đối với những bệnh nhân đã đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, nên tuân theo lịch kiểm tra máy tạo nhịp do bác sĩ điều trị đề xuất để máy tạo nhịp hoạt động với những thông số thích hợp nhất cho bạn.
Trung bình tuổi thọ của một máy tạo nhịp khoảng tám năm. Vào cuối thời gian hoạt động của máy, nếu bạn để ý máy tạo nhịp của bạn tự động hạ nhịp xuống 11% thì đó là dấu hiệu pin đã yếu và cần thay máy.
Do máy nằm ở dưới da tại vùng ngực trái nên mọi sinh hoạt cần cẩn thận để bảo vệ máy. Tránh một số hoạt động như những môn thể thao đối kháng vì có thể làm hỏng máy tạo nhịp. Không ở gần những dụng cụ hàn điện, máy quét cộng hưởng từ và dòng điện có điện thế cao. Không để máy điện thoại di động vào túi áo gần sát máy tạo nhịp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận