01/06/2024 08:16 GMT+7

Luật an ninh lương thực đầu tiên của Trung Quốc có hiệu lực từ 1-6

Ngày 1-6, Luật an ninh lương thực đầu tiên của Trung Quốc nhằm đạt được "sự tự cung tự cấp tuyệt đối" về lương thực chính thức có hiệu lực.

Nông dân thu hoạch lúa mì tại một ngôi làng ở thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc vào tháng 5-2023 - Ảnh: XINHUA

Nông dân thu hoạch lúa mì tại một ngôi làng ở thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc vào tháng 5-2023 - Ảnh: XINHUA

Theo Hãng tin Reuters, Luật an ninh lương thực đầu tiên của Trung Quốc có hiệu lực, qua đó củng cố nỗ lực của quốc gia nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới này nhằm giảm sự phụ thuộc vào lương thực nhập từ nước ngoài.

Luật này cung cấp khuôn khổ pháp lý cho hướng dẫn hiện hành của Bắc Kinh đối với chính quyền các địa phương và ngành nông nghiệp nhằm tăng sản lượng lương thực, mặc dù không nêu chi tiết về cách thức thực thi.

Luật mới đề cập tới việc bảo vệ đất nông nghiệp để không bị chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, bảo vệ nguồn gene và ngăn ngừa lãng phí.

Theo Hãng tin Reuters, việc Trung Quốc vội vã thông qua Luật an ninh lương thực phản ánh tính cấp thiết trong việc giải quyết các vấn đề cản trở sản xuất, chẳng hạn như thiếu đất canh tác và tài nguyên nước, thiếu lao động và thiếu công nghệ nông nghiệp.

Luật này quy định chính quyền trung ương và tỉnh phải chịu trách nhiệm trong việc đưa an ninh lương thực vào các kế hoạch phát triển và kinh tế của mình, đảm bảo rằng nguồn cung lương thực vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Theo một điều khoản trong luật, Bắc Kinh sẽ lãnh đạo việc thực hiện một chiến lược an ninh lương thực quốc gia "đặt Trung Quốc lên hàng đầu", bằng cách nhập khẩu vừa phải và sử dụng những tiến bộ trong khoa học và công nghệ để thúc đẩy sản xuất.

Luật này còn nêu Trung Quốc sẽ "tăng cường hợp tác an ninh lương thực quốc tế và cho phép hoạt động buôn bán ngũ cốc quốc tế phát huy vai trò của mình", nhưng không nêu chi tiết.

Các tổ chức vi phạm luật có thể bị phạt tiền từ 20.000 đến 2 triệu nhân dân tệ (2.800 - 280.000 USD), trong khi cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20.000 - 200.000 nhân dân tệ.

Tuy nhiên, theo Reuters, các nhà phân tích đánh giá luật này được diễn đạt mơ hồ và có thể sẽ không có tác động đáng kể đến cách thức Trung Quốc thúc đẩy sản xuất lương thực.

3 thành phố lớn Trung Quốc nới lỏng quy định mua nhà3 thành phố lớn Trung Quốc nới lỏng quy định mua nhà

Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu đã cắt giảm yêu cầu thanh toán và cho phép các khoản vay mua nhà rẻ hơn nhằm phục hồi nhu cầu nhà ở.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên