21/11/2018 20:31 GMT+7

Lớp học quá đông, giáo viên không thể đổi mới được

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Dẫu chưa đến mức khủng hoảng toàn diện nhưng theo các chuyên gia, giáo dục Việt Nam đang bị khủng hoảng niềm tin.

Lớp học quá đông, giáo viên không thể đổi mới được - Ảnh 1.

TS Huỳnh Thế Du phát biểu tại hội thảo - Ảnh: M.G

Đây là nhận định tại hội thảo "Giáo dục Việt Nam và kinh nghiệm xử lý khủng hoảng giáo dục tại Hoa Kỳ do Hội hữu nghị Việt Mỹ tổ chức sáng 21-11 tại TP.HCM.

Tranh luận có hay không "khủng hoảng giáo dục"

Nhiều ý kiến cho rằng giáo dục Việt Nam đang trên bờ vực khủng hoảng với liên tiếp những sự việc, sự vụ không hay diễn ra trong thời gian qua khi lượng du học sinh ở các nước ngày càng tăng. 

TS Huỳnh Thế Du - giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý thuộc ĐH Fulbright Việt Nam đưa ra các con số: khi tìm kiếm khủng hoảng giáo dục kèm tên quốc gia trên google, Hoa Kỳ có hơn 600 triệu kết quả, Nhật Bản hơn 300 triệu, Anh hơn 100 triệu, Việt Nam 9,2 triệu kết quả. 

Từ đó ông Du cho rằng ở Việt Nam chưa đến mức khủng hoảng giáo dục dù thời gian qua có nhiều sự việc tiêu cực như vụ gian lận thi cử THPT quốc gia, sinh viên thất nghiệp nhiều.

Để chứng minh điều này, ông Du đưa ra các con số từ các tổ chức quốc tế: số năm đến trường (chỉ số phát triển con người) của học sinh Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới, ngân sách chi cho giáo dục của Việt Nam ở mức cao so với thế giới. 

Chỉ số phát triển vốn con người của Việt Nam tương đương Trung Quốc, thấp hơn các nước phát triển nhưng cao hơn khu vực.

Chỉ số đổi mới sáng tạo xếp 45/200 quốc gia. Từ năm 2010-2018, Việt Nam xếp thứ 2 trong nhóm quốc gia đổi mới sáng tạo. Như vậy, việt Nam nằm trong nhóm cực tốt về giáo dục. Chỉ có tỉ lệ sinh viên ĐH của Việt Nam dưới mức trung bình thế giới.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội - đặt vấn đề: vậy học sinh, sinh viên chúng ta giỏi là do bản thân họ hay nhờ hệ thống giáo dục thúc đẩy? 

Theo bà Ninh, nhiều học sinh việt Nam đạt giải cao ở các cuộc thi olympic quốc tế, sinh viên được các ĐH danh tiếng thế giới cấp học bổng nhưng đó là do bản thân họ quá thông minh, chịu khó trong khi hệ thống giáo dục vẫn còn nhiều vấn đề về chất lượng giảng dạy, chưa hoàn thiện để là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh như các nước có nền giáo dục phát triển.

Cần điều tra xã hội học

Chia sẻ về niềm tin giáo dục, TS Trần Ngọc Châu - phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Mỹ - cho rằng: 

"Khi có dấu hiệu khủng hoảng, chính phủ phải có một điều tra xã hội học nghiệm túc và phải công khai tất cả dữ liệu dù có tệ hại đến đâu. Nhiều quốc gia đã tham khảo bài học cải tổ giáo dục theo mô hình giáo dục Hoa Kỳ trong việc tổ chức các hội nghị thượng đỉnh về giáo dục, lôi kéo sự chú ý của mọi giới, mọi ngành trong xã hội" - ông Châu nói thêm.

Về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết - tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - cho biết ông chỉ là người tiếp nối và chỉ bắt đầu tham gia từ cuối năm 2016. 

Bộ GD-ĐT có 4 lần báo cáo tổng kết chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Mình điều tra xã hội chính xác đến đâu hơi khó trả lời. Việt Nam có số liệu chính xác, có cái cũng chưa đúng nên căn cứ vào cái tổng thể. 

Bản thân tôi có đọc chương trình phổ thông của 40 quốc gia để tham khảo khi xây dựng chương trình mới. Giáo viên sẵn sàng chưa - là điều thách thức. 

Phải trao quyền tự chủ cho giáo viên bởi nếu dự giờ vẫn kiểm tra từng chi tiết theo sách giáo khoa như hiện nay thì không ai muốn đổi mới. Phải thay đổi phương pháp quản lý. 

"Tham vọng của nhà nước, người dân và học sinh rất lớn nhưng điều kiện cơ sở vật chất cực kỳ hạn chế nên thực sự có mâu thuẫn giữa điều muốn làm và hiện thực. Một lớp học quá đông, giáo viên không thể đổi mới được" - ông Thuyết nói thêm.

Từ kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo của mình, bà Đàm Bích Thủy - chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam - cho rằng chúng ta luôn đặt vấn đề giao tự chủ cho học sinh nhưng ở Việt Nam, sách giáo khoa, cách lên lớp đều theo khung mẫu, kiến thức đều do thầy quyết định vậy thì giao quyền tự chủ kiểu gì, học sinh được tự chủ ở đâu? 

Chương trình đào tạo của ĐH Fulbright sẽ được thay đổi liên tục dựa trên đóng góp của người học.

Đổi mới giáo dục kiểu "thời vụ": cần thay đổi Đổi mới giáo dục kiểu 'thời vụ': cần thay đổi

TTO - Đã có nhiều sáng kiến, mô hình đổi mới giáo dục được triển khai mạnh mẽ nhưng chỉ trong một giai đoạn rồi lụi tàn, dù ưu điểm, sự tác động tích cực của nó đều được ghi nhận.

MINH GIẢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên