Chỉ tính riêng trong 10 ngày tết, bệnh viện này đã tiếp nhận chín bệnh nhân, hầu như những bệnh nhân này đều có liên quan trực tiếp đến việc giết mổ, ăn tiết canh hoặc các sản phẩm từ thịt heo chưa qua nấu chín.
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, khi bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh nhân dễ dàng bị điếc, suy đa phủ tạng cấp và rất dễ tử vong. Có nhiều trường hợp, thời gian tiến triển bệnh nhanh đến mức chỉ trong vòng 12 giờ tính từ lúc bắt đầu nhiễm khuẩn đến lúc phát bệnh nặng. Trong khi đó, các biểu hiện ban đầu lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.
* Bộ NN&PTNT vừa có công điện khẩn gửi các tỉnh, thành phố, bộ, ngành yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh heo tai xanh. Theo cơ quan này, sau hơn hai tháng cả nước đã khống chế được dịch bệnh heo tai xanh thì từ dịp Tết Nguyên đán đến nay, dịch bệnh nguy hiểm này đã xảy ra ở 14 xã thuộc các huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, có nguy cơ lây lan rộng ra khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận.
Trong khi đó ngày 21-2, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ 100.000 liều văcxin phòng bệnh heo tai xanh và 20.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng để phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Trước đó ngày 18-2, tỉnh Quảng Nam đã chính thức công bố dịch trên địa bàn tỉnh, đồng thời cấm giết mổ, vận chuyển, buôn bán heo và tiêu thụ các sản phẩm heo ra vào vùng có dịch.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận