05/10/2010 10:30 GMT+7

"Lễ" và "văn" trên bàn nghị sự của bạn đọc

MR HAI
MR HAI

TTO - “Tiên học lễ, hậu học văn” - vị trí ưu tiên của ông bà ta đã được nhiều bạn đọc tham gia trao đổi qua bài viết Thương câu “tiên học lễ, hậu học văn". Trên bàn nghị sự của bạn đọc hôm nay, hai nội dung này thật sự có nhiều điều suy nghĩ. TTO xin được trích đăng ý kiến nhiều phía như một cách “rộng đường dư luận”.

whnvMhn0.jpgPhóng to
Thầy trò ngày xưa - Ảnh: nguyentl.free.fr

Thông tin, kể cả trong giáo dục cần phải minh bạch

Thời đại ngày nay, với nền công nghệ phát triển, học sinh có nhiều phương pháp học tập. Chẳng hạn, để hiểu toàn bộ bài giảng của thầy, hoặc để ghi nhớ dể dàng những phương pháp hay học sinh có thể dùng thiết bị ghi âm để ghi lại rồi về nhà nghe lại chi tiết hơn.

Tôi thấy đây là một cách học tốt. Qua đó ta thấy, việc học sinh ghi âm lời của thầy cô là chuyện bình thường. Nếu ta là người thầy gương mẫu thì không có gì phải suy nghĩ và phải nên khuyến khích học sinh mình.

Sống trong một xã hội bình đẳng, tự do thì mọi người đều có quyền ngang nhau. Để được đến trường phụ huynh học sinh phải nộp biết bao nhiêu là tiền, qua đó họ cần được nhận lại những gì cho con em mình.

Để có được sự công bằng, để có được nền giáo dục phát triển và tóm lại là một đất nước phát triển thì đừng có ngần ngại công khai, thông tin phải được rõ ràng, minh bạch

Giữ lễ ở đây không cần thiết

Giáo viên chửi mắng học sinh nặng nề như vậy thì việc giữ “lễ” ở đây là bao che.

Tôi nghĩ ngay trong ngành giáo dục, không một giáo viên chân chính nào chấp nhận cách ứng xử như vậy.

“Lễ” vẫn nên ở vị trí ưu tiên 1

Đoạn ghi âm này nếu học sinh đó ghi âm lại và lấy đó làm bằng chứng về cách dạy và những lời nói của cô giáo, sau đó có thể gặp ban giám hiệu nhà trường để có biện pháp xử lý thì tối ưu hơn, đúng “lễ” hơn.

Nhiều người muốn cổ xúy học trò theo dõi thầy cô?

Tôi là một giáo viên. Đọc các bài viết gần đây về việc học trò ghi âm lén cô giáo, tôi thấy phải chăng nhiều người đang cổ xuý cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học? Quan trọng hơn, cổ xúy học trò theo dõi thầy cô mình.

Nếu được theo dõi, thầy cô giáo sẽ giữ được tư cách thầy cô hơn

Tôi hiện nay đang sống ở Australia. Tôi có đọc các bài viết về việc ghi hình, ghi âm hành xử của cô giáo trong lớp học và đưa lên mạng bình phẩm. Ý kiến trao đổi có nhiều nhưng tập trung 1. đồng ý và 2. phê phán hành động đó.

Theo tôi ở Australia chính phủ muốn đặt các camera mọi nơi để kiểm sóat các họat động của người dân để dân an toàn, văn minh hơn, thân thiện hơn.

Khi du khách mới đặt chân đến sân bay Australia mọi họat động tại đây được ghi hình, và du khách cũng hiểu điều ấy cho nên cãi vả, to tiếng, hối lộ là sẽ có an ninh can thiệp ngay...

Nói như thế để nói nếu cô giáo biết mọi họat động của cô được giám sát, theo dõi thì cô sẽ không có lời nói miệt thị như thế.

Mở rộng ra nếu mọi người biết các hành động của mình cũng sẽ được giám sát thì sẽ có ít đất sống cho tham ô, hối lộ, nhũng nhiễu, đi đêm.

Trở lại việc học sinh ghi hình. Ở Australia, nếu trong lờp học, cô giáo miệt thị học sinh như thế thì các em sẽ tranh luận với cô là không được nói như thế. Tôi biết ở VN, không có học sinh hoặc sinh viên nào can đảm làm như thế. Chính vì vậy học sinh mới dùng cách khác, và tôi cho đó là hành xử đúng.

Nên khuyến khích học sinh làm đúng những gì pháp luật cho phép

Chúng ta phải đặt ra câu hỏi mục đích của việc ghi âm là gì? Bản thân việc ghi âm không có hại đó là do ý thức của mỗi con người sữ dụng chúng mà thôi. Theo tôi, việc ghi âm đúng mục đích nằm trong quy định pháp luật thì chúng ta cần phải khuyến khích.

Trường học không phải quân đội

Tôi tin biết mọi hành động và việc làm của thầy cô cốt là để răn đe, giáo dục học sinh, muốn thấy học sinh nên người.

Nhưng tôi nhận thấy nhiều thầy cô thường mất kiên nhẫn, luôn mong muốn lời nói của mình phải được học sinh đáp ứng ngay lập tức thành ra mọi lời nói của giáo viên trở thành mệnh lệnh đối với học sinh.

Trường học đâu phải quân đội nên thay vì ra lệnh mà hãy yêu cầu hay khuyến khích các em, hãy kiên nhẫn hãy chờ đợi, tôi tin thầy cô sẽ không rơi vào cảnh éo le.

Giữ “lễ”, thầy cô phải giữ trước!

Sao chúng ta có thể yêu cầu học trò phải giữ “lễ” khi thầy cô không giữ?

Ông bà ta dạy “tiên học lễ, hậu học văn” nhưng cũng dạy “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, nôm na hơn là “Bề trên không ở xứng ngôi – Làm cho bề dưới chúng tôi hỗn hào”.

Nên nhìn sự việc tích cực hơn

Đầu tiên, tôi khẳng định là tôi hoàn toàn ủng hộ hành động của các em học sinh!

Với tư cách một người tham gia công tác giảng dạy, tôi quan niệm dạy học là một nghề như bao nghề khác trong xã hội. Nếu anh làm tốt công tác được giao thì anh tồn tại, còn nếu làm không tốt thì tự xin nghỉ hoặc bị cho thôi việc.

Một may mắn của tôi là được tham gia vào hoạt động giáo dục ở nhiều nước trên thế giới như Australia, Singapore,..., việc các học sinh hay sinh viên góp ý thẳng thắn với giáo viên hay đề nghị thay đổi giáo viên là bình thường, thậm chí có vị đã bị cho thôi việc theo phản ánh của người học.

Cứ hết một môn học hay học kỳ, nhà trường đều gởi bản khảo sát đánh giá chất lượng giáo viên đến các em học sinh sinh viên.

Tôi nghĩ đây là một cách rất hay mà chúng ta nên học tập bởi có như thế thì các giảng viên, giáo viên phải luôn cố gắng cập nhật kiến thức, trau dồi nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Xin chúc cho các bạn học sinh và sinh viên Việt Nam ngày càng mạnh dạn và chủ động hơn nữa trong học tập! Chúc các bạn giáo viên và giảng viên luôn xứng đáng là người thầy theo đúng nghĩa của từ này và xin chúc cho nền giáo dục Việt Nam chúng ta phát triển.

Phương Tây là phương Tây, phương Đông là phương Đông

Tôi thấy việc một số ý kiến cho là phương Tây người ta làm thế thì ta nên làm thế. Với tôi, phương Tây là phương Tây, phương Đông là phương Đông.

Nền giáo dục phương Đông thầy trò gần gũi, kính trọng nhau hơn chứ không lạnh lùng con số như phương Tây. Và thực tế cho thấy nhiều người nước ngoài đến Việt Nam đã xúc động thật sự về mối quan hệ rất “lễ” của học trò chúng ta.

Người ta nể ta còn ta lại đi học họ nghĩa là sao?

Theo bạn, việc học sinh ghi âm lén giáo viên trên lớp, dù bất cứ lý do gì, là:
Hành động vô lễ, không được phép Có thể thông cảm được Có thể ghi âm cho riêng mình nhưng không được phát tán Ý kiến khác
MR HAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên