Bán thân cho mạng, tìm kiếm hào quangĐắk Lắk: đề thi học sinh giỏi môn toán bị saiThay đổi cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia
Yêu cầu của đề thi là từ những hiện tượng này, học sinh viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề “tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ”.
Phóng to |
Đề thi chọn học sinh giỏi văn của TP Hải Phòng đang gây tranh cãi trên mạng xã hội |
Ngay sau khi đề thi được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người cảm thấy thích thú với cách ra đề mới lạ, gắn với những vấn đề thời sự nhưng cũng không ít người phản ứng cho rằng đề thi đã vô tình cổ vũ giới trẻ theo lối sống vật chất.
“Yêu cầu của đề rất không rõ ràng, không có tính định hướng nên nhiều người cũng không biết đang lên án hay cổ vũ lối sống thực chất” - một bạn trẻ chia sẻ trên Facebook cá nhân. Tuy nhiên, cũng có người ủng hộ cách ra đề này. Một giáo viên dạy văn tại Hải Phòng chia sẻ với Tuổi Trẻ: “Đây là đề thi khá hay, đặt vấn đề theo dạng phản đề, vừa kích thích sự sáng tạo lại vừa đòi học sinh có nhiều kiến thức, kỹ năng để trình bày vấn đề”.
Ông Nguyễn Xuân Trường, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng, cho biết đây là đề thi văn dành cho các học sinh trong bảng A kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố được tổ chức ngày 8-10. Hai phát ngôn “sốc” nằm trong câu nghị luận xã hội của đề văn. Theo ông Trường, đề thi được xây dựng trên tinh thần chỉ đạo chung của Bộ GD-ĐT là ra đề mở, bám sát thời sự, định hướng lối sống cho học sinh.
“Đề thi đã được cả một hội đồng ra đề cân nhắc và lựa chọn. Những người ra đề đã cố gắng để có được đề thi mở đảm bảo bám sát thời sự, gần gũi đời sống, có tính định hướng nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo có tính phân loại để chọn được những thí sinh tốt trong giới hạn một kỳ thi học sinh giỏi” - ông Trường nói.
Về những dư luận trái chiều xung quanh đề thi, ông Trường cho biết hội đồng chấm thi đang chấm thi. Sau khi có kết quả, dựa trên những bài văn của các em học sinh sẽ đánh giá tác động, tính định hướng, giáo dục của đề. “Nhiều người phản ứng vì cho rằng người ra đề không nên đưa phát ngôn của những nhân vật tai tiếng vào đề thi. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi, nhìn lại vấn đề thì thấy rõ tính định hướng nằm ở yêu cầu của câu hỏi. Những phát ngôn gây sốc chỉ là những dữ kiện được đưa ra để chứng minh cho một lối sống có thật chứ không hề cổ vũ. Từ đây, các em mổ xẻ, phân tích vấn đề, nêu quan điểm cá nhân và rút ra bài học về lối sống” - ông Trường nói.
Ông Trường cho biết thêm để có thể kết luận đề thi gây phản cảm hay có tính sáng tạo, đảm bảo nguyên tắc ra đề thì phải xem chất lượng bài thi của học sinh, phản hồi từ chính các học sinh. Sau khi chấm thi xong, Sở GD-ĐT Hải Phòng sẽ họp các bộ phận chuyên môn để xem xét, đánh giá vấn đề này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận