15/09/2003 13:40 GMT+7

Lãng phí

TS ĐỨC UY<BR>
TS ĐỨC UY

Không hiểu do vô tình hay chủ ý, chỉ một số báo (Tuổi Trẻ ngày 4-9-2003) có những ba “sự thật đáng phải rùng mình” về sự lãng phí. Đó là các bài: “Thống kê điểm thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2003: một lần nữa lại phải rùng mình!”, “Sở Công nghiệp: hoang phí tới mức khó tưởng” và “Liệu có thể tháo dỡ đến 20.000 căn nhà?”.

evlI2hBj.jpgPhóng to
Không hiểu do vô tình hay chủ ý, chỉ một số báo (Tuổi Trẻ ngày 4-9-2003) có những ba “sự thật đáng phải rùng mình” về sự lãng phí. Đó là các bài: “Thống kê điểm thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2003: một lần nữa lại phải rùng mình!”, “Sở Công nghiệp: hoang phí tới mức khó tưởng” và “Liệu có thể tháo dỡ đến 20.000 căn nhà?”.

Có ba kiểu lãng phí: lãng phí của công, lãng phí cá nhân (của riêng) và lãng phí xã hội. Ở xứ ta tình trạng lãng phí của công tuy bị phê phán nhiều song vẫn có chiều hướng gia tăng, phát triển đến mức không ít người thấy thờ ơ, lạnh nhạt. “Ối dào. Cha chung không ai khóc ấy mà!”.

Nhà đất công - mà Sở Công nghiệp TP.HCM chỉ là một trong nhiều trường hợp có khắp nước ta - bị bỏ hoang và bán tống bán tháo mà không ai xót tiếc, dù có biết hay không biết, sự lãng phí đó có thể tính được. Nhưng chưa ai tính được chi phí (trước hết tiền nong) từ phía gia đình và từ phía Nhà nước cho một học sinh theo học hết bậc phổ thông là bao nhiêu, chưa nói chi phí tiếp theo khi tốt nghiệp đại học vẫn thất nghiệp hoặc thi trượt đại học thì lang thang vì không được học nghề tối thiểu.

Quả là khó tính chính xác tất cả các chi phí này, so với việc tính các thiệt hại về tiền của nếu tháo dỡ 20.000 căn nhà xây dựng trái phép (mà theo giới quan sát, con số thật chắc chắn phải nhiều hơn). Phá bao giờ cũng dễ hơn xây! Dân cũng có lỗi. Nhưng nghiêm khắc mà nói, lỗi trước hết là tại chính quyền. Nói chính xác là do cơ chế và người thực hiện cơ chế. Chừng nào chưa xác định rõ đất công và đất tư thì dù ông giám đốc không ham chơi săn bò tót mà chỉ ngồi nhà chơi chim cảnh, lúc đó đất “vô chủ” vẫn bị xà xẻo, bỏ hoang như thường.

Dù lãng phí kiểu nào thì đều phải nhận dạng, ngăn ngừa và giảm thiểu vì chúng đều làm nghèo đi tài sản còn ít ỏi của dân tộc và của mỗi một chúng ta.

TS ĐỨC UY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên