Phóng to |
Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Ảnh: Việt Dũng |
Truyền hình trực tiếp kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII 9 ngàyKhông lấy phiếu tín nhiệm trường hợp ông Vương Đình Huệ
Ông Phúc cho biết: Quốc hội sẽ khai mạc kỳ họp thứ 5 vào ngày 20-5 và dự kiến bế mạc ngày 22-6. Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét thông qua mười dự án luật, một nghị quyết; cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và bảy dự án luật khác. Quốc hội nghe, thảo luận về các báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011; báo cáo thẩm tra của các ủy ban của Quốc hội về các nội dung này...
* Tuổi Trẻ: Gần đây, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đều chia sẻ với lo lắng của cử tri là làm sao việc lấy phiếu tín nhiệm tới đây ở Quốc hội được thực hiện khách quan, chân thật, đại biểu không bị chi phối, tác động làm sai lệch kết quả. Là cơ quan chỉ đạo tổ chức thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có giải pháp gì để tránh xảy ra tình trạng nêu trên?
- Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội và đây là lần đầu tiên chúng ta làm việc này. Cách làm và quy trình làm thì đã có bản hướng dẫn rất rõ. Vậy làm thế nào để việc lấy phiếu hết sức khách quan, công tâm? Đây chính là vấn đề mà chúng tôi mong muốn như thế, cử tri mong muốn như thế. Vừa rồi Quốc hội đã yêu cầu các đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm có bản báo cáo giải trình về kết quả công tác, đạo đức, tác phong của mình. Các bản báo cáo này đã gửi đến tất cả đại biểu Quốc hội.
Thứ hai, ngoài bản báo cáo, các đại biểu căn cứ vào kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội về các lĩnh vực của những vị được lấy phiếu tín nhiệm phụ trách trong hơn một năm qua. Thứ ba, trên cơ sở kết quả công tác thực tiễn đại biểu và đặc biệt là thông qua lắng nghe ý kiến nhân dân giúp đại biểu Quốc hội đánh giá, bỏ phiếu chính xác.
* Tuổi Trẻ: Ông vừa là người thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm, cũng là người có quyền đánh giá tín nhiệm những người khác, ông đã chuẩn bị những gì cho lá phiếu của mình (cụ thể là ông có đầy đủ thông tin về 48 người thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm chưa và đã xác định rõ được mức độ tín nhiệm của mình đối với từng chức danh chưa)?
- Tôi là người vừa bỏ phiếu tín nhiệm cho các chức danh khác, lại là người nhận đánh giá tín nhiệm của các đại biểu Quốc hội. Như trên đã nói thì tôi cũng thế thôi, như các đại biểu khác, sẽ dựa vào các cơ sở như vậy để đánh giá, đưa ra quyết định của mình.
* Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị: Với những người chỉ số tín nhiệm dưới 50% thì có bị bãi nhiệm hay không?
Quyền của Nhà nước về đất đai quá rộng Ngày 17-5, thông tin từ Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho biết đã hoàn tất báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 Quốc hội. Theo đó, cử tri cho rằng dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) quy định quyền của Nhà nước quá rộng bao gồm quyền thu hồi, định giá đất và giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo. Cử tri kiến nghị cần lập cơ chế giám sát phù hợp, tăng cường giám sát của cơ quan dân cử và người dân để tránh lạm quyền. Cần bổ sung các quy định cụ thể nhằm phòng chống tham nhũng đất đai. Cử tri tiếp tục đề nghị cần công khai hình thức xử lý trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu, cá nhân, tập thể để xảy ra sai phạm trong vụ Vinashin, Vinalines. QUỐC THANH |
- Nghị quyết của Quốc hội đã quy định rất rõ. Ví dụ, vị nào hai năm liên tục mà dưới 50% thì sẽ phải chuyển sang bỏ phiếu; còn hơn 2/3 tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp thì người đó sẽ phải từ chức hoặc chuyển sang bỏ phiếu; vị nào nhận được yêu cầu bằng văn bản của hơn 20% đại biểu Quốc hội hoặc có đề nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc một trong các ủy ban của Quốc hội thì phải đưa ra bỏ phiếu.
Như vậy những đối tượng nào rơi vào một trong các trường hợp như trên thì phải đưa ra bỏ phiếu bãi nhiệm.
* Tuổi Trẻ: Tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ (đã nhận nhiệm vụ trưởng Ban Kinh tế trung ương) và sẽ có điều chuyển vị trí tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Đinh Tiến Dũng, xin ông xác nhận việc ông Đinh Tiến Dũng đã được cơ quan có thẩm quyền đồng ý đề cử giữ chức bộ trưởng Bộ Tài chính thay ông Vương Đình Huệ?
- Đúng là trong chương trình có nội dung miễn nhiệm đồng chí bộ trưởng Bộ Tài chính, thay thế bằng đồng chí khác. Bây giờ chúng ta nói ra câu chuyện thì hơi sớm bởi ngày 23-5 mới tiến hành thủ tục này. Quốc hội sẽ phê chuẩn nhân sự mới do Thủ tướng Chính phủ giới thiệu theo đúng thủ tục, lúc đó Thủ tướng giới thiệu người nào thì các bạn sẽ biết, lúc này chưa có danh sách là ai.
* VietNamNet: Thưa ông, các chương trình nghị sự liên quan lấy phiếu tín nhiệm và nhân sự có họp công khai không, nếu họp kín thì ngay sau đó có thông cáo cho báo chí, dư luận biết không? Nên rút kinh nghiệm hội nghị trung ương 7 vừa rồi, trong quá trình họp báo chí không được thông tin, nhưng trên các mạng không chính thống thì người ta lại đưa nhiều thông tin, đến khi hội nghị kết thúc mới có thông tin cho báo chí.
- Về công tác nhân sự thì chủ yếu là các đại biểu trao đổi, thảo luận ở đoàn, còn ở hội trường thì tiến hành bỏ phiếu, kiểm phiếu thôi. Quan trọng là kết quả sau khi bỏ phiếu thì sẽ được công bố công khai trước cử tri, toàn dân.
Cử tri mong muốn Ông Phạm Đình Toàn (nguyên phó giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng, TP.HCM): Kỳ vọng vào việc lấy phiếu tín nhiệm Điều mà người dân trông chờ nhất trong kỳ họp Quốc hội lần này chính là việc lấy phiếu tín nhiệm. Đó là một cách làm đáng hoan nghênh, thể hiện quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực và uy tín. Tuy nhiên sau khi lấy phiếu tín nhiệm, cử tri mong muốn với những người có tỉ lệ phiếu chưa đạt thì cần phải làm rõ vì sao chưa đạt, mắc phải khuyết điểm gì và phải có kế hoạch nhắc nhở, đôn đốc từ cấp cao hơn và Quốc hội phải giám sát việc này. Những công việc “hậu” lấy phiếu tín nhiệm này, cử tri chưa được thông tin nhiều và tôi nghĩ nhiều cử tri cũng như tôi đang kỳ vọng vào điều đó. TS Nguyễn Bách Phúc (chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM): Quốc hội phải quyết liệt hơn Về vấn đề kinh tế, vấn đề Luật đất đai, trong bối cảnh “gay go” hiện nay, cử tri đang mong Quốc hội phải quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong các quyết nghị của mình. Tình hình hiện nay phản ánh một vấn đề là chúng ta trong một số thời điểm đã xoay trở chậm, nhất là trước những khó khăn về kinh tế trong những năm vừa qua. Vì vậy có những việc có thể cần thận trọng, nhưng cũng có những vấn đề phải quyết liệt, làm nhanh. Và trí tuệ của Quốc hội không chỉ là đưa ra quyết nghị các vấn đề dân trông đợi mà còn ở chỗ biết lựa chọn vấn đề, biết nhìn ra cái cấp bách mà cử tri đang cần sự thay đổi. Nhà văn Vũ Ngọc Tiến (hội viên Hội Nhà văn Hà Nội): Mong phương án hợp lòng dân nhất sẽ được chọn Kỳ họp lần này, Quốc hội cũng sẽ bàn tiếp về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Nhiều điều khoản trong dự thảo Hiến pháp đưa ra hai phương án lựa chọn. Chúng tôi muốn phương án nào được lòng dân nhất sẽ được chọn. Nếu lòng dân rối ren thì kinh tế sẽ suy thoái mà ổn định chính trị chưa chắc được giữ vững. VIỄN SỰ - MAI HƯƠNG ghi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận