Phóng to |
Sắc màu rực rỡ của hàng trăm bó hương phơi bên dọc đường thôn Phú Thượng - Ảnh: Phạm Nhâm |
Nghề làm tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu - Ứng Hoà - Hà Nội nằm sát quốc lộ 21B, cách trung tâm Hà Nội 35km, là nghề truyền thống từ lâu đời. Lúc đầu chỉ là nghề phụ, làm trong lúc nông nhàn, hiện tại nghề làm tăm hương đã thu hút 70% số hộ dân tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính cho gần 3.000 hộ dân.
Bà Nguyễn Thị Thủy, người dân làm tăm hương lâu năm tại thôn Phú Thượng, xã Quảng Phú Cầu cho biết: "Ngày thường mọi người làm đến 17g chiều thì nghỉ, nhưng dịp này nhà nào cũng phải tăng giờ làm lên 1 hoặc 2 giờ mới đủ hàng giao cho khách".
Bà Thủy cho biết hai năm trở lại đây thị trường tăm hương tròn phát triển mạnh, người dân chuyển qua sản xuất mặt hàng này khá nhiều. Sở dĩ có sự thay đổi này do tăm hương tròn sử dụng cây vầu để làm nguyên liệu vì đây là loại cây dễ cháy, không bị đứt đoạn khi cháy và mang lại thu nhập cao.
Tăm hương tại Quảng Phú Cầu được phân thành hai loại: tăm hương xuất khẩu và tăm hương nội địa. Với tăm hương xuất khẩu, người dân sử dụng công nghệ sản xuất bằng máy để cho ra loại tăm hương tròn, đều, bóng.
Tăm hương nội địa thường sử dụng bằng nứa, làm thủ công chẻ bằng tay, loại tăm này không nhất thiết phải tròn, có thể chẻ vuông, trước khi chẻ phải ngâm nứa hai tháng để tránh bị mọt. Nhờ nghề tăm hương cuộc sống người dân nơi đây cải thiện đáng kể, nhà cửa được xây khang trang, hệ thống đường giao thông được nâng cấp phục vụ nhu cầu đi lại, làm ăn của người dân.
Hiện tại, người dân nhập vầu giá 3.500đồng/kg, khi được chẻ thành tăm thành phẩm, loại tăm nhỏ, dài 38cm có giá 10.000đồng/kg, loại tăm cỡ trung bình 49cm được giá 12.500đồng/kg, loại tăm dài nhất 56 cm có giá 25.000đồng/kg.
Vầu khi mua về sẽ được cắt khúc và chẻ ra nhiều lát, phơi khô chừng 10 ngày sau đó xoa nhẵn, cắt cho đúng kích cỡ và cung cấp cho các cơ sở sản xuất hương trầm. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở tại Thủ đô, tăm hương Quảng Phú Cầu còn xuất khẩu chủ yếu sang sang Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước có nền Phật giáo phát triển, nhu cầu thắp hương lễ chùa cao.
Cô Nguyễn Thị Nụ, công nhân làm thuê cho một cơ sở sản xuất tăm hương tại thôn Phú Thượng cười tươi cho biết: “Tôi làm ở đây được gần chục năm rồi, lương 3 triệu đồng một tháng. Nhà tôi có 3 nhân khẩu làm nghề này, cuộc sống tuy không giàu có nhưng đủ lo được cho con cái ăn học”.
Chị Nguyễn Thị Loan - chủ cơ sở sản xuất tăm tròn chia sẻ: “Làm tăm hương tròn mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng nhiều rủi ro, dễ cháy xưởng, đa số toàn bằng vẩu khô nên rất bụi và vất vả”. Cơ sở sản xuất tăm hương của chị Loan đạt doanh thu trung bình 500 triệu đồng/năm, trừ chi phí lãi 250-300 triệu đồng.
Người dân tại đây cho biết làm tăm hương đòi hỏi kỹ thuật nhưng lại rất dễ học, người già, trẻ đều có thể làm được, đây là một công việc nhẹ nhàng không đòi hỏi nhiều sức khoẻ, mang lại thu nhập cải thiện cuộc sống nhiều gia đình.
Phóng to |
Bà Nguyễn Thị Minh quê Phú Thọ, theo nghề làm tăm hương từ khi về làm dâu làng Quảng Phú Cầu - Ảnh: Phạm Nhâm. |
Phóng to |
Cô Nguyễn Thị Nụ, người thôn Phú Thượng làm thuê cho một cơ sở sản xuất với mức lương 3triệu/tháng - Ảnh: Phạm Nhâm. |
Phóng to |
Bà Nguyễn Thị Thủy chẻ những bó tăm hương vuông từ nứa phục vụ anh em trong gia đình ngày Tết - Ảnh: Phạm Nhâm |
Phóng to |
Công nhân tại xưởng chẻ tăm hương bằng máy - Ảnh: Phạm Nhâm. |
Phóng to |
Ngoài những bó tăm hương nhuộm đỏ còn có thêm màu hồng sen được người dân ưa chuộng - Ảnh: Phạm Nhâm. |
Phóng to |
Các hộ dân hối hả mang phơi tăm hương sau những cơn mưa phùn để kịp cho Tết Nguyên đán đang cận kề - Ảnh: Phạm Nhâm. |
Phóng to |
Công nhân thực hiện nhuộm phẩm màu đều cho các bó tăm hương sau khi đã phơi khô - Ảnh: Phạm Nhâm. |
Phóng to |
Những bãi đất trống quanh làng được tận dụng để phơi khô vầu - Ảnh: Phạm Nhâm. |
Phóng to |
Người dân chất những bó vầu lên xe chuẩn bị chuyển về cơ sở sản xuất - Ảnh: Phạm Nhâm. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận