26/07/2005 20:17 GMT+7

Làm gì khi gia đình có nguy cơ đổ vỡ

Theo Luận chứng và Sự kiện
Theo Luận chứng và Sự kiện

Khủng hoảng gia đình là chuyện làm nhiều người lo ngại. Có vẻ như tiếp theo chỉ là chuyện ly dị. Trong khi đó không gia đình nào tránh được khủng hoảng, kể cả những cuộc hôn nhân vững chắc nhất.

qOWdoyYY.jpgPhóng to
Khủng hoảng gia đình là chuyện làm nhiều người lo ngại. Có vẻ như tiếp theo chỉ là chuyện ly dị. Trong khi đó không gia đình nào tránh được khủng hoảng, kể cả những cuộc hôn nhân vững chắc nhất.

Quan hệ của hai người đi vào ngõ cụt, nếu...

... Trong các cuộc cãi nhau có những lời như “đồ ngu”, “cô giống hệt như mẹ cô”, “thật dễ hiểu là tại sao con có cách cư xử như vậy”...

... Các bạn ngày càng hay hét lên với nhau khi có con, hay lôi kéo chúng vào các cuộc cãi vã hoặc làm người phân xử.

... Người chồng từ lâu đã không tham gia vào việc quyết định những vấn đề trong sinh hoạt. Ngược lại, người vợ vì bận rộn với việc nấu nướng và dọn dẹp không còn để ý đến những hoài bão và diện mạo của mình.

... Một trong hai người kiên quyết tránh việc sinh hoạt tình dục.

... Vào một lúc nào đó các bạn nói chung không đụng độ nữa, các bạn dành nhiều thời gian cho công việc hơn, còn ở nhà thì im lặng.

6 chướng ngại cần vượt qua

Theo chuyên gia tâm lý Nga Irina Riazantseva, bên cạnh những đặc thù riêng, mỗi gia đình có những thời đoạn trục trặc giống nhau, về mặt tâm lý là có thể giải thích được. Nhất là khi hai vợ chồng cùng tuổi. Còn nếu một trong hai người nhiều tuổi hơn và từng trải qua kinh nghiệm buồn, thì có khả năng giai đoạn khủng hoảng sẽ trải qua nhẹ nhàng hơn. Dù sao người ta đã học được gì đó từ sai lầm.

Điều chủ yếu là cần hiểu giai đoạn tình yêu đầm ấm sẽ không kéo dài đến tận tuổi già. Vì tình yêu là việc làm của mỗi người đối với bản thân mình. Việc yêu cầu người kia thay đổi là vô nghĩa. Cần phải bắt đầu từ bản thân.

1. Khủng hoảng tháng “trăng mật”

Khi những người trẻ tuổi sống cùng nhau, những điểm tưởng như dễ thương của người ấy giờ đây có thể trở nên không thể chịu đựng nổi. Hoá ra, anh ta ngáy trong khi ngủ, anh ta dẫn các bạn gái cũ đi xem phim và xem bóng đá trên truyền hình đến nửa đêm. Cô ta nói chuyện hàng giờ trên điện thoại và hoàn toàn không biết nấu ăn!

Trong giai đoạn này sinh hoạt tình dục còn thú vị, khi mà cả hai người chưa mệt vì chuyện đó, có thể giúp tránh được chuyện đụng độ. Nếu các bạn đã tránh được giai đoạn này, hãy chuẩn bị cho những khó khăn tiếp theo.

2. Khủng hoảng con đầu lòng

Mang thai, sau đó là sinh con, những đêm mất ngủ và những chiếc tã ướt mèm. Người chồng không được thoả mãn về tình dục, trong khi người vợ mất cảm hứng về việc đó vì không còn tâm trí nào nữa.

Sau khi sinh con vai trò trong gia đình thay đổi, đứa con bây giờ là đối tượng chú ý chính của người phụ nữ. Người chồng có thể ghen tỵ, mặc dù bản thân không thừa nhậg việc đó. Giai đoạn này là thời kỳ đàn ông rất dễ ngoại tình, khi đó ngay cả người chồng chung thuỷ nhất cũng có thể đổi thay.

3. Khủng hoảng sinh hoá

Các nhà khoa học nói rằng sau 4 năm chung sống (có thể sớm hơn), mối quan tâm về tình dục đối với người kia bị giảm sút và bây giờ cần có những chất kích thích mới cho sinh hoạt tình dục tốt đẹp. Nếu ngoài chuyện chăn gối, hai người không có những mối quan tâm chung, thì quan hệ gia đình sẽ nhanh chóng tan vỡ. Cần nhanh chóng tạo nên những thói quen chung trong gia đình, những sở thích chung, như đi chơi vào ngày nghỉ.

4. Khủng hoảng của người nội trợ mệt mỏi

Sau khi sinh con người phụ nữ đi làm trở lại. Bây giờ người vợ phải kịp làm ở mọi nơi - cả ở nhà cũng như ở cơ quan, không ở đâu được nương nhẹ vì đang có con nhỏ. Người vợ đi làm về nhà trong trạng thái mệt mỏi, lại thêm người chồng thường xuyên đòi hỏi chuyện vuốt ve, yêu đương. Đó là thời kỳ giả vờ khoái cảm và “cưỡng bức trong sinh hoạt”. Một cách tự nhiên, một người trở thành nguồn gốc khó chịu thường xuyên đối với người kia.

5. Khủng hoảng do sự nhàm chán

Sau 7-10 năm hôn nhân, trật tự cuối cùng đã được thiết lập, ngày này sang ngày khác cuộc sống trôi đi theo lối mòn: nhà, nơi làm việc, ngược lại. Sự ổn định và không có gì bất ngờ dẫn đến bất ổn thần kinh. Nhiều người không chịu đựng được và bắt đầu nhìn sang phía khác.

Trong giai đoạn này xảy ra rất nhiều cuộc ly hôn, đa số các trường hợp đều bắt nguồn từ người vợ. Đơn giản là phụ nữ mệt mỏi vì sự đơn điệu, cố tìm kiếm nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống.

6. Khủng hoảng giữa cuộc đời

Đàn ông trải qua tuổi tứ tuần một cách đầy lo ngại và chợt nhận ra tuổi già đang đến gần. Ở tuổi này họ thích được phụ nữ chú ý và tìm cách tạo ra quan hệ tình ái với các phụ nữ trẻ. Những chuyện này thường kết thúc bằng ly hôn.

Song, người vợ hợp pháp thật khó có thể hiểu được và chấp nhận những chuyện lăng nhăng của người chồng. Người vợ sáng suốt cần tìm cách vượt qua giai đoạn này và không vội vàng với việc ly hôn.

Kinh nghiệm dân gian

Phụ nữ nhiều kinh nghiệm khẳng định rằng, để có cuộc sống gia đình hạnh phúc, người vợ cần phải là duy nhất đối với người chồng trong 4 vai trò: người phụ nữ, người mẹ, vợ và con gái. Tiếc thay không nhiều người làm được việc đó.

Theo Luận chứng và Sự kiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên