11/02/2015 06:00 GMT+7

Làm gì để Tết vui và khỏe?

ĐẶNG TƯƠI-TRÀ MY-TÀI PHONG
ĐẶNG TƯƠI-TRÀ MY-TÀI PHONG

TTO - Trong dịp tết, những ca cấp cứu tại bệnh viện thường là do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, đánh nhau, ngộ độc thực phẩm. Phần lớn tai nạn giao thông là do điều khiển xe khi đã uống bia rượu.

Đó là thông tin được bác sĩ (BS) Trương Dương Tiển, phó khoa Hồi sức – Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM chia sẻ.

>> BS Trương Dương Tiển 

Chú ý an toàn để tết vui trọn vẹn - Ảnh: Tống Trần Sơn

BS Trương Dương Tiển cho rằng nếu không rành về sơ cứu thì không nên chạm vào nhưng cũng đừng thờ ơ với nạn nhân.

“Mình phải làm một điều gì đó để giúp đỡ người bị nạn, chẳng hạn la lớn lên để tìm người biết về sơ cứu đến hỗ trợ”, BS Tiển nói.

>> BS Trương Dương Tiển 

Trong trường hợp thấy người bị tai nạn trên đường hoặc người đi cùng mình gặp nạn, BS Trương Dương Tiển khuyến cáo: Trước tiên, không nên làm gì gây hại cho nạn nhân.

“Nếu một người không hiểu biết về y tế và không biết cấp cứu ban đầu thì không nên chạm vào nạn nhân. Những thao tác không đúng cách có thể làm tình trạng của nạn nhân tệ hơn”, BS Tiển nói.

“Nếu bệnh nhân bị chấn thương cột sống hoặc đốt sống cổ mà ai đó vô tình lôi nạn nhân đi thì có thể làm nạn nhân bị liệt vĩnh viễn. Trường hợp khác là nếu nạn nhân bị tắc nghẽn đường thở, ai đó thao tác không đúng có thể đẩy dị vật vào sâu hơn và làm nạn nhân tắc thở nhanh hơn. Hoặc khi nạn nhân bị chảy máu ở các chi, nếu dùng garô cầm máu không đúng cách có thể làm hoại tử chi của nạn nhân”, BS Tiển đưa ví dụ.

>> BS Trương Dương Tiển 

“Đã uống rượu, bia thì không lái xe, dù là uống ít hay nhiều. Bia rượu sẽ kích thích hệ thần kinh và người điều khiển xe đôi khi không kiểm soát được tốc độ, dẫn đến những tai nạn đáng tiếc”, BS Dương Tiển kết luận.

>> BS Trương Dương Tiển 

Chọn, trữ thực phẩm an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm

BS Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ về cách chọn mua và bảo quản thực phẩm sao cho an toàn, nhất là trong dịp nghỉ tết dài ngày.

Chọn thực phẩm ngày Tết - Ảnh: Tùng Hiền

“Nên chọn những thực phẩm càng tươi mới thì việc bảo quản càng được tốt. Sau khi rửa sạch và chia phần đủ dùng cho từng lần thì thịt, cá, tôm nên cho vào ngăn đá tủ lạnh, các loại rau để trong ngăn mát”, BS Thủy cho biết.

BS Thủy còn khuyến cáo không nên chọn mua những loại mứt có màu sắc sặc sỡ vì có thể nó đã bị tẩm màu.

>> BS Yến Thủy 

Vui tết nhưng phải chú ý cân bằng dinh dưỡng - Ảnh minh họa

Những ngày tết, mọi người thường ăn nhiều bữa, nhiều loại thức ăn hơn bình thường. Vậy làm thế nào để cân bằng chế độ dinh dưỡng? BS Thủy đưa ra lời khuyên:

>> BS Yến Thủy 

Để tránh việc ngộ độc thực phẩm thì cần ăn chín, uống sôi. Bên cạnh đó, những đồ ăn còn dư thì nên hâm kỹ trước khi cất vào tủ lạnh. Trước khi ăn thì phải hâm nóng lại một lần nữa.

Đối với bánh chưng, nếu để lâu mới ăn thì nên cất vào ngăn đá tủ lạnh, khi ăn thì hâm nóng lại.

Nếu thấy thực phẩm có mùi vị lạ thì tốt nhất là nên bỏ đi, nhất là đối với trái cây, BS Yến Thủy chia sẻ.

>> BS Yến Thủy 

Làm gì khi bị ngộ độc rượu?

Về vấn đề liều lượng bia rượu trong ngày tết, BS Trần Ngọc Lưu Phương, giảng viên ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch khuyên “trong một tuần, chỉ được nạp tối đa là 14 đơn vị rượu (một đơn vị rượu tương đương một lon bia, 40-50ml rượu mạnh, 150ml rượu vang…). Không nên uống rượu không rõ nguồn gốc”.

>> BS Trần Ngọc Lưu Phương 

Nam giới không nên uống quá 4 đơn vị rượu/ngày

BS Phương cho biết ngộ độc rượu làm ảnh hưởng hệ tim mạch gây trụy tim mạch. Hậu quả thứ hai là ức chế hệ thần kinh trung ương, nếu ức chế quá sâu thì gây hôn mê sâu.

“Một người quá say rượu thì không nên móc họng, tốt nhất là uống nhiều nước vào vì rượu thải qua đường hô hấp và đường thận. Nếu có dấu hiệu nôn ói liên tục, da xanh tím hay gọi không dậy thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay”, BS Phương đưa ra lời khuyên.

>> BS Trần Ngọc Lưu Phương 

Xử trí khi trẻ bị hóc hạt dưa, hạt bí

BS Phan Quốc Bảo, chuyên khoa Tai mũi họng, bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM (cơ sở 2) cho biết ngày tết, có không ít trường hợp trẻ bị hóc hạt dưa, hạt bí… do chơi đùa hoặc vô ý nhét vào lỗ mũi.

BS Phan Quốc Bảo hướng dẫn cách xử trí khi trẻ bị hóc dị vật: “Nếu trẻ quá nhỏ nên đặt trẻ nằm sấp dọc theo chiều dài của cánh tay, đầu hơi hướng xuống dưới, tay vỗ nhẹ. Nếu trẻ em lớn hơn một chút đứng sát phía sau trẻ, dùng hai tay đặt thành nắm tay dưới mi ức của trẻ, kéo ngược về phía sau. Nếu đã dùng các biện pháp mà không có kết quả nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để giải quyết”.

>> BS Phan Quốc Bảo

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẶNG TƯƠI-TRÀ MY-TÀI PHONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên