Quán Mắc cỡ em mở bên đườngMua đi bán lại cái văn chương...
Lại nói và... nói lại chuyện rồng tắm Phật
![]() |
Nếu có điều kiện, mời cô Tú ghé thăm bất kỳ ngôi chùa nào tại miền Bắc VN, cô Tú sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng pho “Cửu Long” ở lớp tượng Phật đầu tiên (đây là pho tượng Phật Thích Ca sơ sinh được 9 con rồng phun nước) - Minh chứng cho truyền thuyết mà cô Tú từng khẳng định là “không có”.
Vì đây là vấn đề có liên quan đến hiểu biết tôn giáo, tôi đề nghị cô Tú có sự đính chính về bài viết này của mình tránh gây sự hiểu nhầm.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
NGUYỄN HOÀNG GIANG (Hà Nội)
- Xin cảm ơn bạn đọc Nguyễn Hoàng Giang đã cung cấp cho Tú tôi cả chục trang tài liệu về lễ tắm Phật ở Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới. Những tài liệu mà bạn dẫn chứng đó quả thực Tú tôi chưa hề đọc. Nay đã đọc và xin tiếp thu như sau:
- Tú tôi không nói là không có truyền thuyết về tắm Phật, mà nói rằng không có kinh sách nói về chuyện tắm Phật trong ngày đản sanh, càng không thể có chuyện 9 con rồng tắm Phật trong truyền thuyết của người Ấn Độ. Từ kinh sách ở đây có nghĩa là quyển sách được xem là tiêu chuẩn tư tưởng của Phật giáo. Có những quyển kinh do chính giáo chủ là tác giả (ví dụ: “Ngũ kinh” của Khổng Tử). Hiểu như thế, Tú tôi vẫn bảo lưu ý kiến:
- Những hình thức tắm Phật, nhất là hình ảnh rồng tắm Phật ở các chùa miền Bắc chỉ là lễ tắm các pho tượng Phật do các phật tử tiếp thu đạo Phật qua văn hóa Trung Hoa chứ không phải qua văn hóa Ấn Độ.
- Muốn có lễ tắm Phật ắt phải có tượng Phật để mà tắm. Mà tượng Phật chỉ xuất hiện sau khi thái tử Tất Đạt Đa thành đạo, được xem là giáo chủ và đạo Phật đã phát triển. Không có tượng Phật thì sẽ không có lễ tắm Phật và cũng không có sách (chứ không phải kinh) nói về các lễ tắm đó.
- Ngay cả hình ảnh vòi rồng phun nước ở vườn Lộc Uyển mà bạn đọc Nguyễn Hoàng Giang dẫn chứng cũng chỉ là sáng tác của các nghệ nhân cận đại. Bởi vì lịch sử Phật giáo Ấn Độ đã ghi rằng: Vườn Lộc Uyển (Sàranga-natha) kể từ thế kỷ XIII đã bị phá hủy hoàn toàn.
CapSainJacques là cái chi?
* Ở TP Vũng Tàu có một khách sạn mang tên CapSainJacques. Vừa qua, Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ tổ chức đánh bạc tại khách sạn này (báo T.N. 26-6-2009).
Chữ “CapSainJacques” này hơi lạ phải không cô Tú?
SÁU THỊ NGHÈ (TP.HCM)
- Đúng là quá lạ! Phải viết Cap Saint Jacques (Mũi Thánh Jacques), là tên cũ (thời Pháp thuộc) của TP Vũng Tàu ngày nay mới chính xác. Bà con Sài Gòn - <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam bộ thường gọi tắt là “Cấp”. “Cấp” (Cap - tức mũi đất) là Vũng Tàu đó bạn ạ!
Mau quên!
* Bài “Bóng ma chiến tranh” (báo P.L. số 147) có đoạn viết: “Gần 60 năm sau khi những cột khói hình nấm của bom nguyên tử xuất hiện trên đất Nhật...”. Tác giả bài viết mau quên lịch sử quá, cô Tú nhỉ? LÊ THÀNH BIÊN (TP.HCM) - Đúng vậy. 2 trái bom nguyên tử nổ ở Hiroshima (ngày 6-8-1945) và Nagasaki (9-8-1945), cách đây đúng 64 năm. Do đó, phải thay chữ “gần” bằng chữ “hơn” (60 năm) mới chính xác.
Quá sớm (!)
* Trên báo CA TP.HCM (3-7-2009), tác giả T.H. viết: “Năm Bính Ngọ 1786 quân Mãn Thanh tàn phá thành Thăng Long...”. Hình như quân Thanh vào nước ta hơi sớm, phải không cô Tú?
BA VƯỜN TRẦU (TP.HCM)
- Đúng, sớm tới 2 năm! Quân Thanh xâm lược nước ta vào tháng 11 năm 1788 (Mậu Thân). Ngày 17-12-1788, chúng chiếm được Thăng Long. Nhưng chỉ hơn 1 tháng sau, đến ngày 30-1-1789 (mùng 5 Tết Kỷ Dậu), chúng đã bị vua Quang Trung đánh tan
Á hay Phi?
* Tác giả V.T. trong bài “Maldives - Phục sinh từ chế độ độc tài kéo dài 3 thập niên” đăng trên báo CA TP.HCM số 1796 (2- 6-2009) viết:
“Mặc dù Maldives tự hào có số GDP tính trên đầu người cao nhất Nam Phi nhưng những lợi nhuận từ du lịch không đủ để xóa nạn đói nghèo trong nước”.
Hình như Maldives là một nước Nam Á chứ không phải là Nam Phi phải không thưa cô Tú?
NGÔ NẶNG (Nam Định)
- Vâng. Maldives là một nước nhỏ ở Nam Á, nằm gần nước Sri Lanka.
Quá ngỡ ngàng!
* Tạp chí HERITAGE(số tháng 5- 6/2009) của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam có đăng 2 câu thơ:“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo - Lầu cũ lâu đài bóng tịch dương”, kèm theo lời bình: “Hình tượng về cung điện, đền đài, lăng tẩm của cố đô Huế chẳng thể nào diễn tả được bởi muôn ức lời thơ, song cũng có thể mường tượng chỉ qua một câu thơ xưa của Hồng Hà nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan...”.
Đọc xong, tôi thấy ngỡ ngàng quá!
BÙI ANH CHƯỞNG (Hà Nội)
- Tú tôi cũng ngỡ ngàng. Đoạn trích trên có 3 điểm sai:
1/ HỒNG HÀ NỮ SĨ là biệt hiệu của bà Đoàn Thị Điểm, chứ không phải Bà Huyện Thanh Quan.
2/ Nguyên văn câu trích thứ hai (tức câu 4 của bài thơ) là: “Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” (không phải “lầu cũ”).
3/ Tựa của bài thơ này là “Thăng Long thành hoài cổ”, Bà Huyện Thanh Quan viết để nhớ về “Hà Nội xưa”, chứ không phải tả cảnh cố đô Huế.
CÔ TÚ
Tuổi Trẻ Cười số 387 (ra ngày 1-9-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận