Trao trả trên 5.000 hồ sơ, kỷ vật cán bộ đi BMỗi kỷ vật, một câu chuyện đi B
Phóng to |
Bà Phạm Thị Ngọc Diệp xúc động khi nhận lại hồ sơ của người chồng quá cố - Ảnh: Ngọc Tài |
Tại buổi lễ, những cán bộ từ miền Bắc xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ngày nào giờ đã ở tuổi xế chiều. Đôi chân run run và đôi mắt nhòe đi vì xúc động. Ngày ra đi với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, các chiến sĩ chỉ mang theo đồ dùng sinh hoạt do Ủy ban Thống nhất Chính phủ cấp, còn tư trang, hành lý, kỷ vật đều gửi lại. Nay chúng lại được quay về với chủ nhân, về với những người thân trong không khí vỡ òa của nghĩa tình đồng đội và lòng tri ân của lớp đàn em đi sau.
Nhận liền một lúc hồ sơ của hai người chú, nhưng anh Nguyễn Ngọc Hoàng (xã Phú Đức, huyện Châu Thành) cứ ngóng hoài về chồng hồ sơ của cán bộ đi B. Nước mắt lưng tròng, anh nói: “Nghe đâu hồ sơ ba tui còn lạc ở đâu đó. Ở nhà mấy anh chị trông được nhận lại kỷ vật của ba lắm. Cả nhà một phen mừng hụt rồi”.
Trong vòng tay dìu dắt của nhiều người, bà Phạm Thị Ngọc Diệp (81 tuổi, xã Tường Đa, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) bước từng bước một lên bục nhận hồ sơ của người chồng quá cố - ông Nguyễn Mười. Từ khi nhận được hồ sơ, bà Diệp ôm khư khư trong đôi tay đã lấm tấm những vết đồi mồi. Nước mắt lăn dài, bà kể về người chồng liệt sĩ mang tên Đào Công Châu (bí danh Đào Công Chánh, hi sinh tại Bến Tre năm 1971) và về ông Nguyễn Mười - người vì nghĩa với đồng đội quá cố, vì tình với người phụ nữ cùng mình chiến đấu đã gá nghĩa với người mẹ của đàn con bảy đứa và thương bảy đứa con như con ruột.
Mân mê từng dòng chữ trong hồ sơ, bà Diệp chia sẻ: “Nhận lại những hồ sơ của ổng tui mừng mừng, tủi tủi. Mừng vì gặp kỷ vật như gặp lại ổng nhưng tủi là phải chi ổng còn sống để cùng chia niềm vui này. Hồ sơ này như báu vật để tôi dạy các con, nhất là đám cháu về cha ông của chúng, nhất là truyền thống yêu nước của ông ngoại ruột và ông ngoại đỡ đầu”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận