Một bức tranh chân dung ông Nguyễn Bá Đạm của họa sĩ Bùi Xuân Phái
Tinh thần của Phái sâu kín nhưng vô cùng đằm thắm và hóm hỉnh, ẩn chứa bên trong vẻ giản dị của một con người với vóc dáng gầy gầy cao cao ấy là một mãnh lực sáng tạo ghê gớm, nó mạnh mẽ đến độ đã biến cả hình ảnh những bức tường rêu phong thành châu báu!
Nhà sưu tầm Nguyễn Bá Đạm
Ông Nguyễn Bá Đạm là bạn thân họa sĩ Bùi Xuân Phái. Sinh thời, họa sĩ đã vẽ 242 bức ký họa và tranh chân dung ông Đạm. Chúng tản mát khắp nơi và đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập được hệ thống và trưng bày, nhất là có sự tham dự của nhân vật nay đã 97 tuổi.
97 tuổi, ông Nguyễn Bá Đạm vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông có thể ngồi nói chuyện hàng giờ về thú sưu tầm tranh, sưu tầm tiền cổ, về văn hóa, lịch sử của Hà Nội...
Ông kể: "Tôi với ông Phái rất gần gũi nhau, một tuần tôi thường đến nhà ông ấy bốn, năm lần. Khi tôi đến chơi, trong lúc vui câu chuyện hay nhấm nháp với nhau chén rượu, tiện tay thì ông ấy vẽ, vẽ xong rồi thì cũng chẳng đưa cho ai. Thỉnh thoảng thấy bức nào hay hay là tôi xin ông ấy luôn. Tính ra tôi được ông Phái vẽ chân dung nhiều nhất, có khoảng 242 bức...
Với ông Phái thì có đôi khi những vỏ bao thuốc lá, vỏ bánh mứt kẹo cũng thành tranh chứ không cần phải nói đến vỏ bao diêm. Ngày xưa giấy cũng hiếm, có khi còn vẽ cả trên giấy nhật trình.
Chân dung tôi trên vỏ bao diêm có khoảng chục bức (12 bức - NV), có thể coi là bộ tranh chân dung nhỏ nhất Việt Nam. Cách đây mấy năm, những chân dung của tôi còn sót lại cũng có giá ít nhất là 20 triệu đồng".
Họa sĩ Bùi Xuân Phái (trái) và ông Nguyễn Bá Đạm - Ảnh: NVCC
Họa sĩ Bùi Thanh Phương - con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái - cho rằng cụ giáo Đạm là người gần gũi và hiểu rõ cái tài, cái tình của ông Phái. Cụ giáo Đạm nói ít nhưng hay cười, hiền lành, cá tính cũng điềm đạm như chính cái tên của cụ vậy.
Ông Phương nhớ lại một kỷ niệm: "Có lần vào năm 1964, mẹ tôi nói cha tôi cố gắng gặp bạn bè xem khả dĩ có thể vay một số tiền để làm cái gác xép cho ông có thêm diện tích làm xưởng vẽ. Sau khi một người bạn lắc đầu, cha tôi tìm đến cụ giáo Đạm, vợ chồng cụ giáo vui vẻ giúp cho mượn ngay, lại còn cho người đưa ông về tận nhà".
Với số tiền vay được, gia đình đã làm được cho họa sĩ Bùi Xuân Phái căn gác xép, từ đó ông mới có xưởng vẽ riêng, cho dù rất thiếu ánh sáng và chật, chỉ với diện tích 8m2. Nhà thơ Vũ Đình Liên cũng có làm bài thơ mô tả về căn gác này, trong đó có hai câu hào sảng: "Gác treo tám thước nhà anh Phái/ Một tiếng thơ ngâm sóng gió đầy...".
Cũng theo ông Phương, khi đã trả được món nợ cho cụ giáo Đạm, nhiều chục năm sau Bùi Xuân Phái vẫn còn đem câu chuyện đó ra kể lại và coi như một nợ nần về tình nghĩa phải trả. Có lẽ vì thế mà ông đã có nguyên do để vẽ cụ giáo Đạm nhiều đến thế!
Bộ sưu tập ký họa chân dung cụ giáo Đạm được trưng bày lần này do ông Tira Vanichtheeranont, nhà sưu tầm nghệ thuật người Thái Lan, mua được từ bộ sưu tập của ông Petro Paris.
Một số hình ảnh ông giáo Đạm và những hiện vật trưng bày về Bùi Xuân Phái:
Cụ giáo Đạm thẩm định và chứng nhận bộ sưu tập tranh chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ thuộc bộ sưu tập của ông Tira Vanichtheeranont trưng bày lần này.
Cụ giáo Đạm thẩm định và chứng nhận bộ sưu tập tranh chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ thuộc bộ sưu tập của ông Tira Vanichtheeranont trưng bày lần này.
Cụ Nguyễn Bá Đạm ghi cảm xúc về bộ sưu tập tranh chân dung do họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ.
Một số bức tranh chân dung ông Nguyễn Bá Đạm của họa sĩ Bùi Xuân Phái
Cụ giáo Đạm thẩm định và chứng nhận bộ sưu tập tranh chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ thuộc bộ sưu tập của ông Tira Vanichtheeranont trưng bày lần này.
Cụ giáo Đạm thẩm định và chứng nhận bộ sưu tập tranh chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ thuộc bộ sưu tập của ông Tira Vanichtheeranont trưng bày lần này.
Đằng sau một bức ký họa có thủ bút của ông Nguyễn Bá Đạm ghi thời gian Bùi Xuân Phái vẽ: tối 25/1/71
Một số bức tranh chân dung ông Nguyễn Bá Đạm của họa sĩ Bùi Xuân Phái
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận