Phóng to |
Những vòng bánh xe bò lọc cọc đã từng là hình tượng của làng quê. Xe bò được đóng bằng gỗ. Riêng bánh xe làm bằng gỗ giáng hương, một loại gỗ quí, chắc chắn, cứng cáp. Qua kinh nghiệm, người xưa thấy rằng chỉ loại gỗ này mới có đủ khả năng chịu đựng nắng mưa theo vòng quay của ruộng đồng. Những bánh xe bò mộc mạc vẫn thủy chung với người nông dân trong những vụ mùa bội thu hay thất bát. Xe bò gỗ giờ đây đang mất dần trên những con đường làng. Thay vào đó là những cỗ xe bò được làm bằng khung sắt và dùng bánh hơi của xe tải. Nó hầm hố, thô kệch và vô duyên.
Mua tất cả...
Phóng to |
Trục xe bò sẽ là những chiếc đèn xinh xắn |
Một dịp tình cờ, mấy người khách Thái Lan đi ngang qua điểm thu mua phế liệu của anh. Với con mắt tinh đời, những vị khách bất ngờ nhìn thấy mấy cái bánh xe bò bị anh bỏ lăn lóc ngoài bờ rào sau khi đã lấy hết cái vòng sắt bọc bên ngoài. Họ dừng xe và đề nghị anh thu gom cho họ một số lượng lớn những cái bánh xe bò như thế. Nếu mua được nguyên chiếc xe thì càng tốt. Đặt hàng xong, họ đi và... không đưa tiền cọc. Quên cái hợp đồng không có gì là chắc chắn ấy, anh vẫn mua những bánh xe bò cũ để lấy sắt vụn chứ không mong gì khách hàng trở lại. Mấy tháng trôi qua, hàng trăm bánh xe bò bằng gỗ chất thành đống, lăn lóc ngoài sân. Khách vẫn bặt tăm.
Một ngày cuối năm 2002, tin vui đến với anh Tư Hồng: những người khách lúc trước quay trở lại và tất cả bánh xe bò cũ được đánh số, mua ngay. Từng đợt, từng đợt xe vận tải chở bánh xe bò ồ ạt đổ về. Cứ mỗi tuần có một đợt giao hàng. Có ngày trên 300 bánh xe bò được các thương lái từ thành phố về mua. Anh Tư Hồng đếm tiền mỏi tay.
Mãi đến hôm nay, ngay bên vệ đường này cũng đang có không dưới vài trăm bánh xe bò đã được thu gom về. Một số bánh xe bị gãy hư được tháo rời ra từng phần. Vành xe, căm xe, trục bắt căm xe... chất đống chờ lên đường. Một tay chuyên thu mua bánh xe bò cũ cho biết tất cả sẽ được các nghệ nhân chế tác thành những tay vịn salon, cầu thang, bàn ghế giả cổ, gỗ trang trí nhà... Đặc biệt nhất là cái trục để bắt căm xe bò, nó sẽ được biến thành những chiếc đèn xinh xắn ở những thảm cỏ quí phái. Những bánh xe bò gãy đôi sẽ là vật trang trí tuyệt vời cho những ngôi nhà mái ngói ở tận Thái Lan xa xôi... Có khi bạn đang sở hữu một bộ salon quí giá được chế tác từ những thanh gỗ giáng hương có nguồn gốc là những chiếc căm xe bò...
Phóng to |
Một điểm thu mua xe bò |
Vợ chồng anh Tư Oanh ở xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng là một trong những người như vậy. Từ vùng biên giới Tho Mo giáp với Campuchia, xã Phước Chỉ, anh chị đã tìm mua được bốn cặp bánh xe bò loại lớn giao cho chủ vựa. Anh cho biết đã mua không biết bao nhiêu cặp bánh xe bò, nhưng chắc không dưới con số ngàn. Mỗi cặp bánh mua về bán lại anh kiếm lời cũng được vài chục ngàn đồng. Mỗi cặp bánh cũ được mua đắt nhất là 500.000 đồng. Mỗi cây căm xe bò là 3.000 đồng, mỗi cái trục 20.000 đồng, mỗi thanh gỗ vòng cung 3.000 đồng...Nhọc công cho bánh xe bò...
Tìm hiểu kỹ hơn mới hay để đóng được một chiếc xe bò ít nhất phải có đến 10 tay thợ mộc thật giỏi và gần một tháng trời ròng rã từ chọn gỗ đến cưa, chạm, đục mộng, đẽo căm xe..., khó nhất là đục lỗ trục bánh xe để bắt những cây căm xe bò sao cho vừa khít, êm ái để tạo thế chịu lực cho cả vòng tròn của bánh xe. Riêng trục bánh xe phải là một thân gỗ lớn có đường kính không dưới 70cm. Có 14 cây căm chia đều trên bảy thanh gỗ hình vòng cung cho mỗi bánh xe. Công việc đục mộng để bắt căm xe thường chỉ do thợ cả đảm nhiệm. Tất cả đều tăm tắp, thẳng thớm không một lỗi nhỏ. Mối nối giữa các thân gỗ được nêm chặt bằng những chiếc đinh cũng bằng gỗ. Rồi thợ rèn đảm nhiệm phần vòng sắt bên ngoài.
Phóng to |
Vợ chồng anh Tư Oanh đang giao bánh xe bò |
Vòng sắt có đường kính tương đương với bánh xe bò sẽ được bọc dày khoảng 1cm. Vòng sắt này sẽ được đốt nóng bằng than củi trong khoảng nửa ngày. Đến khi nào tất cả vòng sắt đỏ rực, nhóm thợ sẽ dùng móc đặt lên đúng khớp với bánh xe bò gỗ được đặt nằm dưới đất. Người thợ chính dùng búa tạ đi vòng tròn theo bánh xe bò và đóng vòng sắt sao cho ôm vừa khít với bề mặt vòng gỗ bên trong, một người nữa tưới nước lên đều khắp vòng sắt này để làm nguội. Tiếng xèo xèo vang lên, hơi nước bốc lên mờ mịt. Tiếng gỗ bị vòng sắt bên ngoài thít chặt lại do bị làm lạnh đột ngột vang lên răng rắc...”.
Ông Diệp Kiến Hào, một người Đài Loan, đang ngắm nghía chiếc xe bò ông mới mua với giá 6 triệu đồng có vẻ hài lòng. Ngay buổi chiều ông sẽ cho chở nguyên chiếc xe bò này về thành phố, để rồi sau đó nó sẽ được gửi về Đài Loan qua đường tàu biển. Ông Hào đã đặt hàng thêm vài chiếc xe bò nữa với điều kiện các xe phải hoàn chỉnh, và đặc biệt là càng cổ lỗ sĩ càng tốt. Dứt khoát phải là xe bò cũ chứ không được đóng mới.
Giá một chiếc xe bò thời điểm năm 1960-1970 không dưới 4 lượng vàng. Các lò đóng xe bò nổi tiếng ở Tây Ninh ngày xưa như lò Út Lạc ở bến Cây Ổi, lò ông Ba Trừ ở Ninh Thạnh, lò ông Chín Nhánh ở Cẩm Giang, lò xe ông Sáu Hạt ở Cầy Xiêng, lò xe ông Ba ở cửa số 7 ngoại ô... giờ đây đã hoàn toàn biến mất. Dễ đã có đến hàng ngàn chiếc xe bò cọc cạch trên đồng ruộng ngày nào giờ đã trở thành phế liệu. Khôi phục lại không phải là chuyện dễ, và cũng chẳng để làm gì khi gỗ quí như cây giáng hương đã không còn mà công nghệ cho xe cộ hiện đại thì đầy rẫy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận