10/07/2020 12:00 GMT+7

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh luật sư Nguyễn Hữu Thọ

SƠN LÂM
SƠN LÂM

TTO - Nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dâng hương, dự lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh luật sư Nguyễn Hữu Thọ tại khu lưu niệm mang tên ông ở quê nhà Bến Lức, Long An.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dâng hương tưởng niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Ảnh: HỮU LÝ

Sáng 10-7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương đã cùng đến thị trấn Bến Lức, Long An để dâng hương, dự lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh luật sư, nguyên quyền Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ.

Trong khuôn viên khu lưu niệm Nguyễn Hữu Thọ nằm gần căn nhà xưa nơi ông được sinh ra, những người tham dự lễ kỷ niệm cùng xem phim, nghe Bí thư Tỉnh ủy Long An Phạm Văn Rạnh đọc diễn văn tưởng niệm.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, bí danh Ba Nghĩa, sinh ngày 10-7-1910 trong một gia đình công chức trung lưu tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, Long An.

Sau thời gian học tại Trường tiểu học Long Mỹ, huyện Long Mỹ, Rạch Giá (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ngày nay), Nguyễn Hữu Thọ được gia đình cho sang Pháp học vào năm 1921.

Năm 1932, ông tốt nghiệp cử nhân luật hạng ưu. Năm 1939, ông tiếp tục thi đỗ kỳ sát hạch của luật sư đoàn và bắt đầu mở văn phòng luật tại nhiều địa phương như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sài Gòn - Chợ Lớn.

Chứng kiến nhiều phiên tòa dựng nên để kết tội nhiều chiến sĩ ra sức đấu tranh để bảo vệ quê hương, luật sư Nguyễn Hữu Thọ bắt đầu tham gia vào phong trào cách mạng.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Ảnh 2.

Các lãnh đạo trung ương và địa phương cùng tưởng niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Ảnh: HỮU LÝ

Từ năm 1947, ông tham gia nhiều hoạt động trong các phong trào yêu nước ở miền Nam, được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1949 và lãnh đạo nhiều cuộc biểu tình chống thực dân Pháp và trở thành mục tiêu nhà cầm quyền nhắm tới để đàn áp thời bấy giờ.

Ông từng bị bắt giữ, lưu đày tại nhiều vùng hiểm trở xa xôi từ Mường Tè (Lai Châu), Củng Sơn (Phú Yên)...

Tại Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tháng 2-1962, ông được bầu làm chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tháng 6-1969, ông được cử làm chủ tịch hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Tháng 4-1980, ông giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Năm 1981, ông là phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1980-1992), chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa VII và chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1988-1994).

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là người có nhiều đóng góp quan trọng vào việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng, ông là người chỉ đạo và trực tiếp tham gia xây dựng Hiến pháp năm 1992, thực hiện nhiều đổi mới trong hoạt động của bộ máy nhà nước, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Chủ tịch nước dâng hương khu lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch nước dâng hương khu lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ

TTO - Ngày 1-8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dâng hương tưởng niệm, tham quan, ghi sổ lưu niệm, đồng thời trồng cây tại khu lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ tại thị trấn Bến Lức, Long An.

SƠN LÂM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên