20/10/2021 15:30 GMT+7

Kiến nghị thay đổi cơ chế giá, lo ngại tác động đến gần 5.000MW thủy điện nhỏ

N.AN
N.AN

TTO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công thương kiến nghị sửa đổi biểu giá chi phí tránh được (ACT) cho các nhà máy thủy điện nhỏ.

Kiến nghị thay đổi cơ chế giá, lo ngại tác động đến gần 5.000MW thủy điện nhỏ - Ảnh 1.

Hơn 5.000MW thủy điện nhỏ đang được huy động vào hệ thống điện quốc gia - Ảnh: N.LINH

Cụ thể, theo quy định của thông tư 32 về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ, chi phí tránh được là chi phí để sản xuất 01 kWh của tổ máy phát có chi phí cao nhất trong hệ thống điện quốc gia, được huy động thay thế từ một nhà máy thủy điện nhỏ. 

Tuy nhiên, EVN cho rằng hiện nay phương pháp tính ACT không còn phù hợp, bởi để xác định được phần chi phí này, điều độ quốc gia sẽ sắp xếp thứ tự huy động nhà máy theo chi phí nhiên liệu trung bình tháng.

Trong khi đó, thứ tự vận hành thực tế lại theo bản chào giá của nhà máy trên thị trường điện. Việc tính toán dựa trên chi phí nhiên liệu trung bình tháng nên giá điện năng giờ cao điểm, thấp điện, giữa mùa mưa và mùa khô không chênh lệch nhau nhiều, không phản ánh chính xác huy động thực tế của các nhà máy.

Vì thế, EVN kiến nghị Bộ Công thương sửa đổi quy định liên quan. Cụ thể, với các nhà máy thủy điện nhỏ đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA), cần áp dụng cố định biểu giá chi phí tránh được năm 2021 cho đến hết thời hạn; mở rộng đối tượng được lựa chọn hình thức tham gia trực tiếp thị trường điện.

EVN cũng kiến nghị được áp dụng linh hoạt các giải pháp thực hiện PPA đã ký với chủ đầu tư như thỏa thuận thay đổi giờ phát điện cao điểm, thay đổi khung thời gian các mùa ở cả ba miền trên nguyên tắc tránh quá tải, đảm bảo an ninh hệ thống điện và không ảnh hưởng đến lợi ích của chủ đầu tư.

Với nhà máy thủy điện nhỏ chưa ký PPP, EVN đề nghị Bộ Công thương xây dựng cơ chế, chính sách mới thay thế biểu giá chi phí tránh được phù hợp với điều kiện vận hành hệ thống điện và thị trường phát. Điều chỉnh giảm quy mô công suất định mức của nhà máy điện được hưởng cơ chế, chính sách mới.

Theo phản hồi từ một số doanh nghiệp nhỏ, nếu chính sách này được sửa đổi thì sẽ tác động đến doanh nghiệp. Trong đó, thay vì giá bán điện được ban hành hằng năm theo biến động thị trường điện, thì với cơ chế nếu được thay đổi, chi phí mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ sẽ thấp hơn.

Đồng thời, thay vì quy định thống nhất và áp dụng công bằng, công khai minh bạch giữa các nhà máy điện như hiện nay, EVN sẽ được áp dụng với mỗi nhà máy mỗi khác, mỗi vùng miền một cơ chế, một quy định khác nhau.

Đến nay, trên toàn hệ thống có 457 nhà máy thủy điện ACT với tổng công suất lắp đặt 4.698MW. Tiềm năng của thủy điện nhỏ cũng còn khá lớn, được phê duyệt trong quy hoạch gần 3.800MW và đang bổ sung gần 2.000MW.

Hiện nay việc huy động nguồn năng lượng tái tạo trên hệ thống điện quốc gia được thực hiện theo quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia. Vì thế, nếu không có ràng buộc lưới điện hoặc ảnh hưởng đến an ninh hệ thống thì cấp điều độ không có quyền thay đổi kế hoạch vận hành.

Thủ tướng yêu cầu xử lý thông tin báo Tuổi Trẻ nêu về hệ lụy từ thủy điện nhỏ Thủ tướng yêu cầu xử lý thông tin báo Tuổi Trẻ nêu về hệ lụy từ thủy điện nhỏ

TTO - Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo việc đầu tư quá nhiều thủy điện nhỏ trên một lưu vực sông dẫn tới không thể điều tiết lũ liên hồ chứa, tạo lũ dữ.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên