Phóng to |
Ngay sau khi nhận được tin dữ, sáng cùng ngày chúng tôi đã khăn gói ra ngư cảng Rạch Giá tìm cách ra đảo -nơi mà bà con ngư dân đã qua một đêm kinh hoàng. Thế nhưng, thông tin từ ban điều hành bến tàu cho hay: “Biển động, khoảng cách từ Rạch Giá đến xã Lại Sơn là trên 45 hải lý, đến xã An Sơn là 50 hải lý; tàu cao tốc, tàu khách không thể ra đảo vào lúc này”.
Không còn cách nào khác, chúng tôi đành phải liên lạc bằng điện thoại và được UBND các xã Lại Sơn, An Sơn và Hòn Tre, cho biết cơn dông lớn có sức gió cỡ cấp 10, giật trên cấp 10 bất ngờ xuất hiện vào lúc 3g40 và kéo dài đến khoảng 6g sáng 23-6 mới tan. Đây là cơn dông đầu tiên xuất hiện trong mùa mưa bão năm nay. Rất may, thời điểm này toàn bộ ngư dân đã lên bờ nên không có thiệt hại về người.
Các tàu bị đắm và bị hất tung lên bờ phần lớn là dạng tàu công suất nhỏ từ 6-45CV (làm nghề lưới ghẹ và bóng mực) đang neo đậu tại các khu vực bãi biển gần các đảo (chỉ có ba tàu công suất lớn trên 45CV). Trong số này thiệt hại nặng nhất là xã Lại Sơn 92 chiếc, An Sơn 74 chiếc, còn lại là của xã Hòn Tre. Ngoài số tàu bị đắm, dông và gió xoáy cũng làm sập hai căn nhà ở xã Lại Sơn.
|
Chừng 30 phút sau, tàu tôi bị sóng đánh đứt dây neo, tôi ra lệnh cho anh em thủy thủ lái tàu ra xa để tránh. Cứ thế chúng tôi phải hứng chịu sóng dập gần ba giờ thì mới giảm. Sáng ra, tôi thấy phía trong bờ nhiều chiếc tàu của bà con bị đã chìm, có chiếc bị sóng đánh và nằm gọn trên gành đá, tan nát”.
Anh Trưởng nói tiếp: “Gần 20 năm đi biển nhưng sau trận bão số 5 (Linda) năm 1997, bây giờ tôi mới thấy cơn dông dữ dằn như vậy xuất hiện. Lẽ ra tàu tôi xuất bến lúc 10g30, nhưng sóng còn lớn nên phải đợi đến xế trưa mới dám chạy, nhiều khách bị kẹt lại vì tàu tăng bo không thể chở khách đến cặp mạn tàu tôi”.
Dì Tư Nhiều, 67 tuổi, có nhà cũ ở ấp Thiên Tuế, xã đảo Lại Sơn, huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang), hiện theo con trai vào sống ở phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá, nghe tin có tàu từ An Sơn, Nam Du vô cũng tìm đến hỏi thăm tin tức nhà mình.
Trò chuyện với chúng tôi mà nước mắt vẫn tuôn dài trên má, dì kể: “Tội nghiệp cho vợ chồng con út tui quá (con gái của dì là Lê Thị Ánh, đang ở ấp Thiên Tuế). Hai vợ chồng chắt bóp và vay ngân hàng thêm hơn 30 triệu bạc vừa sắm được chiếc tàu làm nghề lưới ghẹ chưa tròn năm, vậy mà sáng nay hắn điện vào khóc nức nở báo tin chiếc tàu đã tan tành rồi!”.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại vào lúc 17g cùng ngày, ông Lương Quốc Bình - trưởng Ban phòng chống lụt bão huyện đảo Kiên Hải - cho biết: đến thời điểm này, huyện đã huy động được trên 1.000 người thuộc nhiều lực lượng và hàng chục tàu thuyền tại chỗ kịp thời ứng cứu. Hiện đã trục vớt được gần 80% số tàu bị đắm, số còn lại phần lớn đã bị sóng đánh vỡ hư hỏng nặng, không thể trục vớt. Cũng theo ông Bình, UBND huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) đã xuất ngân sách trợ giúp cho mỗi phương tiện bị chìm 500.000 đồng, sau đó tiếp tục đề nghị ngân hàng cho vay vốn giúp bà con khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận