24/11/2020 08:56 GMT+7

Khủng hoảng kép, doanh nghiệp tìm chìa khóa từ quản trị nội bộ

M.NGỌC
M.NGỌC

Dù đang có vị thế dẫn đầu thị trường cung cấp khí gas và dịch vụ kỹ thuật dầu khí, nhưng hiện PVGas hay PTSC đối mặt với không ít khó khăn bởi khủng hoảng kép giá dầu suy giảm và dịch COVID-19.

Khủng hoảng kép, doanh nghiệp tìm chìa khóa từ quản trị nội bộ - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp dầu khí tăng cường quản trị nội bộ để ứng phó khủng hoảng kéo dài - Ảnh: N.K.

Trong đại dịch, nhu cầu nhiên liệu phục vụ sản xuất - dân dụng giảm, giá dầu giảm đã ảnh hưởng mạnh đến Công ty Khí Cà Mau (trực thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam - PVGas) với sản phẩm khí khô, LPG và condensate (xăng nhẹ).

Tăng cường quản trị, tiết giảm chi phí

Ông Nguyễn Hồng Quang, phó giám đốc Khí Cà Mau, cho hay trong tháng 4 và 5-2020, sức tiêu thụ sản phẩm LPG và condensate tại Tây Nam Bộ giảm rõ rệt, Khí Cà Mau xây dựng kế hoạch sản xuất nhà máy linh hoạt trong điều kiện sản phẩm tồn kho tại nhà máy và các hệ thống kho chứa của khách hàng.

Nhờ vậy trong 9 tháng đầu năm 2020 Khí Cà Mau cơ bản kiểm soát dịch bệnh, nhà máy duy trì hoạt động sản xuất ổn định với sản lượng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ đạt 1,5 tỉ Sm3; sản lượng LPG đạt 100.324 tấn, condensate đạt 6.264 tấn. Ông Quang cho hay việc tăng cường quản trị, tối ưu hoạt động giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí, như giảm được 25,3 tỉ đồng trong hoạt động bảo dưỡng sửa chữa, đào tạo trực tuyến các khóa học giúp giảm 37% chi phí...

Tại Nhà máy xử lý khí Dinh Cố thuộc PVGas, nơi tiếp nhận và chế biến khí đồng hành được thu gom từ các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Cá Ngừ Vàng, Sư Tử Đen, Sử Tử Vàng... ông Hồ Diên Vượng, phó giám đốc Công ty Chế biến khí Vũng Tàu, cho biết do nhu cầu thị trường, khách hàng gặp khó khăn trong sắp xếp nhận condensate theo kế hoạch nên công ty đã phải gửi hàng tại các nhà máy xăng dầu để tránh nguy cơ vượt khả năng tồn trữ, ảnh hưởng đến sản xuất.

Liên tục cải tiến và tìm kiếm cơ hội

Cùng với đó, việc quản trị vận hành hệ thống được tăng cường như đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, tập trung cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa gắn với kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm LPG, quản lý hao hụt sản phẩm. Công ty cũng liên tiếp áp dụng các sáng kiến cải tiến, ý tưởng để nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhờ vậy đến nay sản lượng khí, LPG, condensate cung cấp ra thị trường đảm bảo kế hoạch, tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối với ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí, khủng hoảng kép cũng tác động không nhỏ. Ông Dương Hồng Văn, giám đốc Công ty PTSC POS, cho hay tăng cường quản lý để hợp lý hóa sản xuất, tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận là "chìa khóa" để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chống lãng phí. Nhờ vậy, POS tham gia tối đa đấu thầu để tìm kiếm công việc trong và ngoài nước, ký được hợp đồng xây lắp các công trình biển và công trình công nghiệp trên bờ, dự án bảo dưỡng, đào tạo nhân sự... 

Doanh thu và lợi nhuận Công ty PTSC POS trong 9 tháng đầu năm mặc dù thấp hơn kế hoạch đặt ra nhưng cao hơn so với cùng kỳ 2019 nhờ việc đàm phán, ký được hợp đồng. Trong đó tổng doanh thu đạt được là 2.269 tỉ đồng, hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái chỉ hơn 1.000 tỉ đồng. Lợi nhuận cũng đạt gần 58 tỉ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2019...

124 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2020 124 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2020

TTO - Số lượng doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020 lên tới 124 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, tăng hơn rất nhiều so với năm 20218, theo Bộ Công thương.

M.NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên