Phóng to |
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM): “Trên cùng một địa bàn mà phân cấp quản lý rất manh mún, chồng chéo, phức tạp” - Ảnh: Việt Dũng |
Nhận xét tổng thể về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng: “Lĩnh vực quan trọng, bức xúc, cần phải sửa đổi, bổ sung nhiều quy định như vậy nhưng đọc toàn bộ dự án luật chỉ thấy sửa về câu chữ, không thể đáp ứng nhu cầu quản lý như các đại biểu vừa nêu ra. Tôi đề nghị nghiên cứu lại dự án luật này”.
Chồng chéo quản lý
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM) cho rằng hiện nay trên cùng địa bàn, địa giới của một tỉnh thành, việc phân cấp quá nhiều cơ quan quản lý các tuyến đường thủy gây ra nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn đường thủy nội địa. Ví dụ, ở TP.HCM thì Cục Hàng hải quản lý bảy tuyến sông cho tàu biển ra vào dài 146km; Cục Đường thủy nội địa quản lý 16 tuyến đường thủy trên các tuyến sông, kênh có chiều dài 252km; Sở Giao thông vận tải quản lý 87 tuyến đường thủy dài 574km. Tại TP.HCM có 388 cảng, bến thủy nội địa, trong đó Cảng vụ nội địa quản lý 271 bến cảng; Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực III quản lý 70 bến cảng. Thế nhưng, hiện nay có tới 47 bến cảng hoạt động không phép, trong đó có 23 bến nằm trên các tuyến sông TP.HCM quản lý và 24 bến do trung ương quản lý. “Như vậy, trên cùng một địa bàn mà phân cấp quản lý rất manh mún, chồng chéo, phức tạp. Không chỉ riêng trong địa bàn TP.HCM mà giữa quận này với quận kia việc phân cấp cũng không rõ ràng. Tàu thuyền xuất phát ở bến Thủ Đức khi sang Bình Thạnh có vi phạm gì cũng không xử lý được bởi chủ kinh doanh ở Thủ Đức, trong khi chỉ cách bờ bên này với bờ bên kia” - ông Ánh nói.
Lo ngại trước khả năng kiểm soát các phương tiện giao thông đường thủy, đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TP.HCM) nêu con số: các cơ quan quản lý giao thông đường thủy mới chỉ đáp ứng được 45% trên tổng số hơn 42.000km đường thủy. Kết cấu hạ tầng giao thông như bến, hệ thống biển báo rất thiếu, lạc hậu cần được bổ sung. Việc đăng ký, đăng kiểm giao thông thủy nội địa rất cần thiết, quan trọng trong quản lý nhà nước nhưng hiện nay đăng ký mới chỉ đạt hơn 31% phương tiện và đăng kiểm chỉ hơn 60%.
Đại biểu Trương Thị Ánh (TP.HCM) đề nghị cần quy định chặt chẽ điều kiện hoạt động của phương tiện để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường thủy, bởi thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng. Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) nêu vấn đề: “Nhà hàng nhà nổi có phải là phương tiện giao thông đường thủy không, vừa rồi đã có một số tai nạn liên quan đến loại hình nhà hàng nhà nổi, vậy thì nó chịu chế định bởi pháp luật nào?”.
Bị cấm xuất cảnh mà không biết tại sao
Góp ý dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN, đại biểu Ngô Ngọc Bình (TP.HCM) đề nghị thêm từ “quá cảnh” vào tên luật và quy định rõ ràng vấn đề này. “Trên thực tế người nước ngoài quá cảnh khá nhiều ở sân bay, ở cảng biển, ở biên giới. Và chúng ta cũng cần đặt ra tình thế nữa là ví dụ nước láng giềng có biến động chính trị hay biến cố gì đó, dân người ta tràn qua biên giới vào VN thì chúng ta giải quyết thế nào? Vì vậy cần quy định chặt chẽ vấn đề quá cảnh” - ông Bình đề nghị. Ông cho rằng dự luật chỉ đề cập đến quá cảnh tại sân bay, cho phép lưu trú không quá 72 giờ là không hợp lý. “Tôi đề nghị xây dựng vấn đề này riêng một chương cho đầy đủ. Chúng ta có cửa khẩu biển, cửa khẩu đường sắt, đường bộ chứ đâu chỉ có đường hàng không. Thực tế tại các cửa khẩu đường bộ hiện nay người ta quá cảnh, vào rồi ra trong thời gian ngắn khá nhiều” - ông Bình nêu vấn đề.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng lâu nay quản lý trong lĩnh vực này dựa vào nhiều văn bản dưới luật nên đã xảy ra tình trạng gây khó dễ cho nhà đầu tư, khách du lịch, khiến họ phải bỏ một khoản chi bất hợp lý. Ông đề nghị luật phải làm thế nào để người đàng hoàng, người tốt thuận tiện trong việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, còn với những kẻ gian thì phải bị kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay đang có tình trạng người khai báo đàng hoàng, đầy đủ có khi lại gặp phiền hà, còn những người chui lủi, luồn lách lại dễ dàng đi lại trên khắp cả nước. Một vấn đề đang tồn tại là người đi du lịch nhưng ở lại làm việc, buôn bán rất đông thì chưa xử lý được.
Liên quan đến quy định cấm xuất cảnh, ông Nghĩa đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng từng trường hợp. “Thực tế có trường hợp người ta mua vé rồi, sắp xếp công việc ở nước người ta rồi nhưng ra đến sân bay VN mới được biết là bị cấm xuất cảnh mà không nhận được giấy tờ, thông báo gì, không biết ai ký lệnh. Việc này gây mất hình ảnh của VN trong mắt người nước ngoài. Tôi thấy dự luật vẫn quy định là để giữ bí mật điều tra thì không cần thông báo việc cấm xuất cảnh. Tôi nghĩ quy định như vậy là không được. Người ta bị cấm thì phải biết tại sao mình bị cấm chứ. Trong một nhà nước pháp quyền làm gì có chuyện tôi bị cấm mà không biết tại sao cấm” - ông Nghĩa bày tỏ.
Đề cử 6 nhân sự cho các cơ quan Quốc hội Ngày 15-11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đọc tờ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu bổ sung ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm một số ủy ban của Quốc hội. Cụ thể: * Ông Nguyễn Đức Hiền (trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) giữ chức ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. * Ông Nguyễn Lâm Thành (ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc) giữ chức phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc. * Ông Phạm Trí Thức (ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật) giữ chức phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật. * Ông Nguyễn Văn Tuyết (ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng) giữ chức phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. * Ông Đặng Thuần Phong (ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội) giữ chức phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội. * Ông Vũ Hải Hà (ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại) giữ chức phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại. |
Đề nghị xem xét kỹ dự án luồng sông Hậu Sau bài viết “Xin Quốc hội cẩn trọng hơn” (Tuổi Trẻ ngày 6-11), GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân - đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI - tiếp tục có văn bản gửi các đại biểu Quốc hội (thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội) nêu một số kiến nghị về dự án luồng cho tàu trọng tải lớn và sông Hậu. Theo ông Trân, về việc kết hợp tuyến đê chắn sóng dự án cảng biển của Trung tâm điện lực Duyên Hải ở đầu ra của kênh Tắt trong dự án luồng sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố, Quốc hội cần yêu cầu xác định rõ cơ chế tài chính trong mô hình kết hợp này và những hệ lụy về mặt tài chính và ngân sách khi kết hợp một dự án đầu tư của một doanh nghiệp (của Nhà nước) với một dự án sử dụng ngân sách nhà nước. “Việc kết hợp này đang dẫn Quốc hội đến thực tế “gài” dự án luồng qua kênh Quan Chánh Bố (trong khi còn nhiều vấn đề về tính khả thi và bền vững) vào tiến trình của Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, lấy lý do phải hoàn thành sớm cảng để buộc Quốc hội cấp kinh phí cho một dự án công vốn đã bị giãn tiến độ đến sau năm 2015 - luồng sông Hậu” - ông Trân đề nghị Quốc hội làm rõ. Đồng thời, ông Trân đề nghị Quốc hội cần yêu cầu Chính phủ có một báo cáo tác động môi trường mới của công trình mới khi kết hợp đê chắn sóng của hai dự án. Liên quan đến bài viết của ông Trân trên báo Tuổi Trẻ ngày 6-11, Bộ GTVT cũng đã có văn bản trả lời ý kiến này tới Văn phòng Quốc hội. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Chỉ kiểm soát được 45% giao thông đường thủyĐề nghị tăng tiêu chuẩn an toàn với tàu cao tốc, cánh ngầmCứu nạn đường thủy nhiều bất cập Không thể người này làm, người khác chịu
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận