Không thể nói nhảy flashmob là vô kỷ luật?
Có phải "người lớn" đã quá khắt khe và "phản ứng quá mạnh" trước hoạt động này của bạn trẻ? Hoạt động nhảy flashmob ấy có đáng bị "dán nhãn" vô kỷ luật? Việc phản đối ấy liệu có đi ngược lại việc khuyến khích học sinh sáng tạo, chủ động?
Ở góc nhìn khác, một số bạn đọc cho rằng bạn trẻ có nên bình tĩnh hơn khi tiếp thu ý kiến của người lớn, nên tôn trọng kỷ luật, tính tổ chức.
Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc theo dõi các ý kiến sau và chia sẻ quan điểm riêng.
Có nên cấm HS nhảy flashmob tổng kết năm học?200 học trò nhảy flashmob chia tay thời áo trắngHọc... chơi
Phóng to |
Sao nỡ nói chúng em vô kỷ luật?
Em là một trong số hơn 200 học sinh tham gia flashmob ngày 18-5 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Chúng em đã chuẩn bị cho sự kiện này trong suốt 9 tuần với biết bao cố gắng của hơn 200 bạn học sinh với mong muốn để lại một ký ức đẹp không bao giờ phai nhạt thời áo trắng.
Sau khi kết thúc hoạt động, chúng em đã cùng nhau nhặt từng mảnh bông giấy nơi sân trường. Vậy mà sao chúng em lại bị xem như những học sinh vô kỷ luật, vô tổ chức?
Dù thế nào chăng nữa em vẫn luôn tự hào và mãi lưu giữ những kỷ niệm đẹp của ngày hôm ấy.
Mong thầy cô nghĩ lại
Tôi có coi clip rất hay, rất xúc động. Không thấy có gì đáng lên án ở đây cả. Ngành giáo dục luôn hô hào kêu gọi học sinh phải chủ động, năng động, sáng tạo... vậy những việc này không phải năng động, sáng tạo sao?
Phải chăng tâm lý chung của tất các vị cán bộ lãnh đạo là cái gì quản không được thì cấm? Còn riêng ngành giáo dục thì có thêm chuyện nữa là chuyên nói ngược và làm ngược (như chuyện nói không với bệnh thành tích). Thật tội các em học sinh!
Làm mẹ, tôi bức xúc khi con bị xô đẩy
Tôi là phụ huynh một học sinh của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), có chân trong ban đại diện phụ huynh học sinh. Năm nay, con tôi ra trường nên tôi biết rõ diễn biến của vụ việc.
Tôi chỉ xin nêu vài vấn đề mà mình thấy là quan trọng. Thứ nhất, phụ huynh chúng tôi rất bức xúc việc một số vệ sĩ ngăn cản, xô đẩy các em. Với các học sinh nữ thì các vệ sĩ này đã có những hành vi không đứng đắn. Thứ hai, không phải các em học sinh khối 12 đợi đến lễ ra trường mới chen ngang vào xin nhảy mà các em đã xin từ trước đó khá lâu, nhằm chuẩn bị tập dượt nhưng không được đồng ý.
Trả lời như cô quyền hiệu trưởng trường dễ có cảm giác các em không có kế hoạch, chen ngang vào buổi lễ.
Phóng to |
Các bạn học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong nhảy flashmob chia tay năm học - Ảnh chụp từ clip |
Clip các bạn học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong nhảy flashmob chia tay năm học
Có đáng "dập tắt" chút "loạn" học trò?
Tôi là học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM). Tuy tôi không tham gia nhảy flashmob nhưng tôi vô cùng bức xúc với cách nhà trường đối xử với học sinh.
Hầu hết các học sinh lớp 12 đã 17 - 18 tuổi, đều đã có khả năng chịu trách nhiệm và ý thức được hành vi của mình. Tai nạn "nhảy lên cổ" cách đây 5 năm lẽ ra phải được thông báo nhắc nhở, đi kèm những lưu ý khác mà các bạn điều hành việc nhảy có thể nói trước khi mọi người cùng thực hiện.
Việc cấm thật là điều vô lý. Không những thế, nhà trường còn rút nước khỏi hồ và điều động giáo viên, bảo vệ... đứng canh gác. Hình ảnh ấy theo tôi là hết sức lố bịch. Chỉ một chút "loạn" để chia tay tuổi học trò mà cũng dập tắt, như thế có đáng không?
Nếu đã khăng khăng cho rằng nhảy hồ "nguy hiểm", vậy xin giải thích việc cấm Flashmob? Đây là một hoạt động tập thể mà tôi vô cùng yêu thích.
RANDOM
Clip tro made in 12 của học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam - Nguồn: YouTube
Nhà trường có phần cực đoan
Về sự kiện của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM), tôi nghĩ dù các em học sinh có hành động quá khích đi chăng nữa, nhưng theo thực tế, với tư cách một hiệu trưởng, một nhà giáo thì hành động thuê vệ sĩ từ bên ngoài trường vào để trấn áp các em học sinh trong một buổi lễ đúng nghĩa của các em thì có phù hợp với môi trường sư phạm?
Chưa kể đến việc mục đích của các em học sinh lớp 12 chỉ nhằm để lại một kỷ niệm đẹp cho quãng đời học sinh của mình chứ không phải bạo động nhà trường. Tôi thiết nghĩ một khi nhà trường làm như vậy là đã có suy nghĩ và nhìn các em học sinh dưới ánh mắt cực đoan thái quá.
Có một điều chắc chắn, nếu nhà trường có thể thấu hiểu và sát cánh cùng học sinh, cùng nhau thực hiện một hình thức sự kiện lành mạnh, có ý nghĩa và tươi trẻ để thay thế các hình thức mà nhà trường cho là vô lễ như trên thì có lẽ đã không xảy ra việc đáng tiếc này và tình thầy trò cũng sẽ không bị ảnh hưởng như vậy!
LAN HUONG
Cần được nhà trường cho phép
Trước hết, tôi cho rằng các bạn nhảy flashmob rất đẹp và có vẻ khá chuyên nghiệp. Song, sẽ đẹp và chuyên nghiệp hơn nếu việc đó (nhảy flashmob) được nhà trường ủng hộ, cho phép.
Theo tôi, giải thích của các thầy cô lãnh đạo các trường trong bài viết nói trên là hoàn toàn phù hợp. Rõ ràng, trường không cấm các bạn học sinh nhảy flashmob (thậm chí cả những hoạt động khác nếu lành mạnh và phù hợp), ngược lại còn động viên, khuyến khích các bạn nếu các hoạt động đó nằm trong khuôn khổ và quy tắc của nhà trường. Nói khác hơn, các bạn phải tuân thủ các quy định chung.
Hơn ai hết, các bạn là học sinh, một trong số nhiều điều cần học là các chuẩn mực, trong đó có chuẩn mực ứng xử. Một trong các chuẩn mực ấy là ứng xử đúng quy tắc.
SĨ LÊ (TRÀ VINH)
Học sinh nên chú tâm học hành
Bây giờ tôi đã trưởng thành có công việc ổn định. Chúng tôi đã sống và lớn lên nhờ những quy định mà các bạn trẻ bây giờ gọi là vô lý, thiếu tôn trọng đó. Tôi nghĩ các bạn nên xem lại. Ra những quy định không phải là phục vụ người ra mà phục vụ số đông. Mong các bạn hãy chú tâm hơn vào việc học.
THÁI SƠN
Vô kỷ luật!
Muốn làm gì thì các em cũng phải đăng ký trước chứ đâu thể cái kiểu tùy tiện như vậy thì xã hội này sẽ không có trật tự. Tôi sống ở Mỹ nhiều năm nhưng chưa bao giờ thấy kiểu hành xử vô kỷ luật như vậy trong các buổi lễ. Muốn làm gì thì học sinh cũng phải có tổ chức và đăng ký trước cho ban tổ chức buổi lễ!
VOGP
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận