![]() |
SV chăm chú chép bài trong một giờ dạy tại Trường ĐH KHXH và NV (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: Q.Phương |
Chúng tôi theo chân một số SV năm 1 của Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQG TP.HCM) vào phòng học, cùng học chung một số môn cuối kỳ.
Phòng nào SV cũng đông nghịt, hỏi ra mới biết là do các thầy cô dồn lớp lại học chung để các lớp cùng hết chương trình một lúc cho kịp với lịch thi. Cuối tháng năm, phòng B11 học môn logic, trong một căn phòng rộng hơn 200 chỗ ngồi nhưng chật kín....
Hai lớp 03 và 04 cũng được học môn pháp luật đại cương gộp lại học chung tại hội trường, vì các giảng đường không đủ sức chứa. Không chỉ dồn lớp mà cuối kỳ, một số môn thầy cô cũng cho chạy “nước rút”, tăng số lượng giờ dạy trong một tuần, tăng lượng bài dạy trong một buổi lên... khiến nhiều SV cảm thấy chán nản và uể oải.
Hoàng Thị M. H. (SV khoa ngữ văn) nói: “Bình thường thì trước kia môn pháp luật đại cương, môn từ vựng tiếng Việt mỗi tuần học có một buổi, còn bây giờ giảng viên tăng lên học hai buổi liên tiếp trong một tuần”.
Những “giảng đường đọc chép”
Không còn chạy theo thành tích “Từ khi áp dụng qui chế tín chỉ, tại ĐH Huế năm nay có gần 550 SV không được dự thi và bảo vệ tốt nghiệp, trong tổng số 4.000 SV năm cuối là hơi nhiều. Tuy nhiên, theo tôi, số liệu này khẳng định một điều rằng cái mà người ta hay nói dạy ĐH là đầu vào bao nhiêu, đầu ra bấy nhiêu là không chính xác. Nó cũng phản ánh thực chất tình hình học vấn của SV, và SV học không đạt yêu cầu thì người thầy không có sự châm chước, nể nang, cho điểm bừa, không chạy theo thành tích... Tôi muốn nhắc nhở đến các bạn SV, vào ĐH thì phải lo học tập, chứ đừng có quan niệm chỉ khó đầu vào còn đầu ra dễ dàng...”. |
Mặc dù đến nay đã gần một năm học theo học chế tín chỉ nhưng nhiều môn vẫn còn dạy và học theo thói quen đọc chép, không màn chiếu, không thuyết trình.
Đỗ Thị H. (khoa ngữ văn) nhớ lại: “Học kỳ một, môn lịch sử văn minh, cả lớp chép rũ cả tay”. Với khoa lịch sử thì Lê Đ.D. nói thêm: “Học kỳ hai, học môn nhập môn lịch sử là môn chuyên ngành nhưng ai cũng “đua” nhau chép vì thầy cứ đọc suốt cả buổi”.
Tại phòng C01, các tân SV bộ môn quan hệ quốc tế đang học môn chuyên ngành kinh tế vĩ mô nhưng tại lớp học, thầy viết trên bảng chữ nào là dưới lớp các trò lại “bê” nguyên vào vở chữ đó.
Ngồi ở cuối lớp, H.H. vừa chép vừa loay hoay với cuốn giáo trình trên tay, vậy mà chép vẫn không… như ý, thậm chí còn phải mượn vở của các bạn ngồi cạnh để bổ sung. H.H. giải thích: “Đầu kỳ, thầy cho cả đống tài liệu nhưng cuốn nào cũng đắt tiền và khó tìm nên bây giờ phải cố mà chép. Không chép thì tới lúc thi lấy gì mà học, lấy gì mà thi”.
Khác với SV các năm trước, SV năm 1 được tự do đăng ký lịch học cho mình, nhưng còn giảng viên dạy thì... trường đăng ký “giúp” SV. Nhiều SV sau khi đăng ký, học một vài buổi thấy không hứng thú với cách dạy của thầy vậy là bỏ lớp tìm “cao nhân” mới, và thế là lúc thầy cô điểm danh lại rơi vào tình trạng vắng mặt.
Lê Đ.D. nói: “Học tín chỉ nhưng không đúng nghĩa tín chỉ. Chúng tôi chỉ được tự do đăng ký lịch học mà không biết ai sẽ là người dạy mình. Đến khi vào học nghe các bạn nói thầy này, thầy kia dạy hay thì mới vỡ lẽ”.
...Và áp lực gia tăng!
Đa số SV khi được hỏi học theo tín chỉ thích nhất là gì, tất cả đều cho rằng học môn chuyên ngành là điều thú vị nhất, ít phải chép nhất vì được học theo kiểu tự thuyết trình.
Phạm Thị Vinh (khoa Đông phương) tâm sự: “Tôi thích học theo kiểu này hơn nhưng thầy cô cho thuyết trình ít lắm! Học theo cách này sẽ giúp SV chuẩn bị bài kỹ hơn, tìm hiểu sâu hơn và nhớ bài được lâu hơn”.
Còn Cao Đăng Cảnh (khoa sử, ĐH Huế) cho biết: “Qui chế mới như là một chế tài buộc mọi người phải tích cực từ đi học đầy đủ cho đến việc tự học, đọc sách báo, tạp chí nghiên cứu. Bởi để làm được một bài tiểu luận, hay một bài để thảo luận trước tập thể, chắc chắn đòi hỏi mọi người phải đọc nhiều tài liệu. Việc thực hiện qui chế này như một chế tài tạo nên trong SV một sức ép lớn, do những lề thói học trước đây đã ăn sâu trong họ. Nhưng từ chế tài đó đã trở thành một thói quen trong học tập của mọi SV”.
Với qui chế mới, SV còn thêm áp lực khi mà thi hỏng môn nào là phải quay về điểm xuất phát ngay từ đầu. Do đó nhiều SV cho dù học kỳ trước học lực khá lẫn SV học lực trung bình luôn đặt mình trong tâm trạng bất an mỗi khi mùa thi về.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận